(Last Updated On: October 10, 2023)

Phối màu như thế nào để sản phẩm sáng tạo của bạn trở nên hấp dẫn và thu hút? Hãy áp dụng ngay 6 cách kết hợp bảng màu sau đây để khơi nguồn cảm hứng của bạn.

Cuộc sống tươi tắn rạng rỡ là nhờ có sự xuất hiện của sắc màu, và sản phẩm thiết kế bắt mắt đương nhiên không thể thiếu màu sắc. Dù bạn thao tác trên bất kỳ phần mềm nào như PowerPoint, Canva hay công cụ khác, bạn không thể ngó lơ tầm quan trọng của việc sử dụng bảng phối màu. 

Cách kết hợp màu sẽ thể hiện được cá tính hay thông điệp mà người sáng tạo muốn gửi gắm. Đồng thời, nó cũng làm khơi gợi lên những cảm xúc của khán giả. Thông thường, bạn sẽ chọn màu yêu thích làm màu nền, và chọn màu khác để nổi chữ trên nền. Nghe thì có vẻ dễ dàng, nhưng kết quả, bạn không ngờ việc pha màu lại khó khăn như vậy. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ gợi ý 6 cách phối màu hoàn hảo cho thiết kế của bạn:

  1. Phối màu đơn sắc (sử dụng một màu duy nhất)
  2. Phối màu tương phản (kết hợp màu đối diện nhau)
  3. Phối màu tương đồng (3 màu kề nhau)
  4. Phối màu chia bổ sung (giáp đối xứng)
  5. Phối màu bổ túc bộ ba (phối 3 màu theo tam giác đều)
  6. Phối màu hình chữ nhật (phối 4 màu ở các góc vuông tạo thành hình chữ nhật)

Bánh xe màu sắc

Cho những bạn mới làm quen, hình ảnh dưới đây được gọi là “bánh xe màu sắc”. Đây là nguồn gốc lý thuyết về màu sắc dùng để minh họa cho các lý thuyết chọn màu cơ bản.

color wheel

Tổng cộng có 12 màu trong bánh xe màu sắc được phân thành 3 nhóm:

Cấp 1: Màu cơ bản (ĐỏVàngXanh dương)

Cấp 2: Màu thứ cấp (Cam, Xanh lá, Tím)

Cấp 3: Màu lai giữa nhóm 1 và 2 theo tỷ lệ 1-1

(Đỏ-Cam, Vàng-Cam, Vàng-Xanh lá, Xanh dương-Xanh lá, Xanh dương-Tím, Đỏ-Tím)

#1. Phối Màu Đơn Sắc

Trước tiên, chúng ta tìm hiểu cách phối màu cơ bản nhất – phối màu đơn sắc. Theo nghĩa biểu đạt, “đơn” có nghĩa là “một”. Như vậy, phối màu đơn sắc là cách chọn một màu duy nhất trong bảng màu để thiết kế. Mặc dù chỉ dùng một màu, chẳng hạn như màu tím, bạn vẫn có thể phối màu website bằng cách tăng giảm độ trong suốt hoặc tương phản của màu đó. Làm như vậy, chúng ta có thể tạo ra sắc thái tự nhiên của màu mà không làm rối bố cục của bài thuyết trình/thiết kế.

Nguồn: Freepik

Thích hợp sử dụng khi bạn muốn:

  • Tạo bố cục màu sắc đơn giản, gọn nhẹ.
  • Thiết kế một chủ đề đơn sắc nhưng vẫn nổi bật tự nhiên.

#2. Phối Màu Tương Phản

Trong trường hợp bạn muốn bài thuyết trình/bài giảng của bạn thu hút được ánh nhìn và sự tập trung của khán giả, hãy thử phối màu tương phản. Cặp màu này được tạo ra bằng cách kết hợp 01 màu nóng với 01 màu lạnh đối lập nhau trong bảng màu. Do đó, cặp đôi này sẽ trông nổi bật hơn bất kỳ cặp nào khác. Lưu ý, cố gắng tránh dùng nhiều màu, nếu bạn không muốn cảm giác khó chịu cho người xem.

phoi mau tuong phanVí dụ kết hợp:
Đỏ + Xanh lá, Cam + Xanh dương
Vàng + Tím, Đỏ-Cam + Xanh lá-Xanh dương

Thích hợp sử dụng khi bạn muốn:

  • Tạo ấn tượng để thu hút ánh nhìn của người xem.
  • Nhấn mạnh và làm nổi bật đối tượng (văn bản, hình khối hoặc hình ảnh)
complementary

#3. Phối Màu Tương Đồng

Tiếp theo, phối màu tương đồng là quy tắc chọn 03 màu nằm cạnh nhau trên bánh xe màu sắc. Lấy bất kỳ màu nào bạn thích, sau đó chọn màu liền kề bên phải và bên trái màu đó. Màu đầu tiên bạn chọn (màu ở giữa) sẽ được mặc định là gam màu chính, 02 màu còn lại gọi là màu bổ sung. Bằng cách pha trộn và kết hợp, bạn có thể làm nổi bật thiết kế của mình bằng cách pha chúng với tỷ lệ khác nhau.

3 mau lien keVí dụ kết hợp:
Đỏ + Tím + Đỏ-Tím, Xanh dương + Xanh lá + Xanh dương-Xanh lá
Đỏ + Cam + Đỏ-Cam, Vàng + Cam + Vàng-Cam

Thích hợp sử dụng khi bạn muốn:

  • Tạo ra một bảng màu trong thiết kế liền mạch và hài hòa.
  • Tạo cá tính cho sản phẩm sáng tạo của bạn.

#4. Phối Màu Chia Bổ Sung

Một quy tắc kết hợp màu tiếp theo là phối màu chia bổ sung. Cách phối màu này là quy tắc biến điệu từ cách kết hợp màu tương phản ở trên. Thay vì lấy 02 màu đối xứng, bảng màu này chọn ra 03 màu với một màu A và 02 màu khác bên cạnh màu đối xứng với A. Đây là một kết hợp an toàn hơn vì nó vẫn tạo ấn tượng mạnh mà không quá chói chang.

màu chia bổ sungVí dụ kết hợp:
CamXanh dương-TímXanh dương-Xanh lá
Xanh dương Đỏ-Cam Vàng-Cam
ĐỏXanh dương-Xanh láVàng-Xanh lá

Thích hợp sử dụng khi bạn muốn:

  • Nhấn mạnh mục đích tương phản trong thiết kế của bạn.
  • Phối bảng màu rực rỡ và sống động.

#5. Phối Màu Bổ Túc Bộ Ba

Để dễ hiểu, bảng màu bộ ba bao gồm các màu cách đều nhau tạo thành một tam giác đều trên bánh xe màu sắc. Những màu này rất được các nhãn hàng ưa chuộng vì nó giúp nâng cao độ nhận diện thương hiệu. Khi áp dụng quy tắc phối màu này, bạn nên sử dụng một màu làm màu chủ đạo và hai màu còn lại làm màu bổ trợ. Sau đó, kết hợp chúng lại với theo tỷ lệ khác nhau để tạo ra một bảng màu thu hút sự chú ý.

bộ 3 phối màu bổ túcVí dụ kết hợp:
Tím Xanh láCam, ĐỏVàngXanh dương
Xanh dương-TímĐỏ-CamVàng-Xanh lá

Thích hợp sử dụng khi bạn muốn:

  • Tạo một bài thuyết trình/bài giảng bắt mắt và vui vẻ, kích thích thị giác về màu sắc.
  • Thể hiện một thông điệp sống động và vui tươi, lạc quan.

Hình ảnh trên đây áp dụng sự kết hợp màu bổ túc bộ ba – màu vàng, đỏ và xanh lam với tỷ lệ khác nhau. Màu vàng là màu chủ đạo trong bảng màu này với các màu hỗ trợ – đỏ và xanh dương.

#6. Phối Màu Hình Chữ Nhật

Đây là một trong những cách kết hợp màu phức tạp nhất vì yêu cầu người thiết kế phải sử dụng màu sắc một cách cẩn thận và khéo léo. Quy tắc phối màu này sử dụng cách phối màu tương phản kép, tức là bạn lấy 02 cặp màu tương phản trong bánh xe màu sắc pha trộn với nhau. Chúng ta cần xử lý những cách kết hợp này một cách chuyên nghiệp, nếu không có thể gây hiệu ứng chói mắt và khó chịu về thị giác cho người xem. Với những bạn mới, ‘tay mơ” trong thiết kế, cách kết hợp này sẽ là một thách thức lớn và không hề an toàn nếu bạn lạm dụng quy tắc này.

phối màu hình chữ nhậtVí dụ kết hợp:
Đỏ CamXanh dươngXanh lá
VàngCamTímXanh dương
Đỏ-TímĐỏ-CamVàng-Xanh láXanh dương-Xanh lá

Thích hợp sử dụng khi bạn muốn:

  • Nắm bắt ánh nhìn của người xem bằng các cặp màu tương phản mạnh.
  • Thể hiện sản phẩm sáng tạo sống động và độc đáo.

Áp Dụng Quy Tắc Phối Màu Trong ActivePresenter

ActivePresenter (một công cụ soạn bài giảng tương tác) cung cấp các tính năng liên quan đến màu sắc để bạn thuận tiện sử dụng. Hiểu được nguyên tắc kết hợp màu ở trên, bạn hãy thử áp dụng phối màu với ActivePresenter. Ngoài ra, bạn có thể lưu và thêm màu mới trong bảng màu tùy chỉnh như hình. Bạn có thể cuộn trỏ chuột trong thang màu cho đến khi tìm thấy màu ưa thích của bạn. Sau đó, nhấn vào Add to Custom Colors để lưu lại màu sử dụng cho lần sau. Lưu ý rằng bạn được lưu tối đa tới 16 màu. Khi vượt quá 16, màu mới được thêm vào gần nhất sẽ lần lượt thay thế màu đã lưu hiện tại.

Working with Theme Colors

Để tránh lặp lại thao tác, hãy sử dụng Eyedropper để trích xuất màu có sẵn trong ActivePresenter. Bạn có thể tải ActivePresenter để thử phối hợp màu khi sản xuất bài giảng số và nội dung đào tạo.

Lời Kết

Bạn có thể thu hút khán giả, người xem và truyền tải thông điệp của mình một cách trực tiếp gãy gọn. Bằng cách nắm bắt được quy tắc phối màu, bạn sẽ thể hiện được hết tài năng và tinh hoa vào thiết kế của mình. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng 6 quy tắc kết hợp màu sắc đỉnh cao trong thiết kế trên đây có thể giúp bạn thoải mái sáng tạo với sản phẩm của mình như một nghệ sĩ đích thực.