So với các câu hỏi trắc nghiệm truyền thống chỉ giới hạn ở việc chọn đáp án ABCD, câu hỏi trong bài giảng eLearning lại đa dạng và phong phú hơn rất nhiều.
Việc tạo ra một bài kiểm tra với đa dạng câu hỏi trắc nghiệm đôi khi có thể là một vấn đề khó khăn đối với người ra bài kiểm tra (thầy cô) và cả người làm bài kiểm tra (học sinh). Việc thầy cô “gắn bó” với câu hỏi trắc nghiệm kiểu cũ không những gây ra mệt mỏi mà còn làm giảm sự tập trung của người tham gia.
Bài viết này sẽ giới thiệu các câu hỏi trắc nghiệm tham khảo như một cách thức mới để tạo ra bài kiểm tra/bài giảng eLearning sống động hơn.
💡Bạn muốn xem ứng dụng câu hỏi vào bài giảng eLearning tương tác? Hãy lướt xuống cuối bài hoặc truy cập nhanh tại đây:
1. Câu hỏi Đúng – Sai hoặc Có – Không
Đây là dạng câu hỏi truyền thống đưa ra ít lựa chọn nhất trong các dạng câu hỏi trắc nghiệm.
Dạng câu hỏi này có thể chỉ yêu cầu chọn đáp án đúng, hoặc mở rộng giải thích lý do vì sao.
2. Câu hỏi trắc nghiệm có một đáp án đúng
Loại câu hỏi trắc nghiệm một lựa chọn này được sử dụng thường xuyên nhất trong các bài kiểm tra/bài giảng vì câu hỏi có thể được áp dụng bất kể hình thức thi nào (thi tay hay thi máy).
Ở dạng câu hỏi này, chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất với cơ hội 25% (hoặc ít hơn – nếu nhiều hơn 4 phương án). Càng có nhiều đáp án, tỉ lệ trả lời đúng càng thấp.
Một dạng thức hay gặp phải ở câu hỏi này sẽ là “Tất cả các câu trả lời đều đúng/sai”. Hãy cẩn thận vì đây có thể là một đáp án đánh lừa bạn.
3. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều đáp án đúng
Câu hỏi kiểu này có format giống với loại trên – tuy nhiên điều khác biệt là có thể có nhiều hơn một đáp án đúng. Loại câu hỏi này được thiết kế tick hộp vuông hay thay vì nút tròn kiểu radio, ngầm đưa thông tin câu trả lời đúng có thể có nhiều hơn một.
Nếu bạn đã làm bất kỳ bài kiểm tra nào trên Coursera, Udemy, bạn sẽ thấy điều này rõ rệt.
Vì lý do đó, tỷ lệ phần trăm chính xác cho loại câu hỏi này rất khó xác định.
4. Câu hỏi sắp xếp thứ tự
Câu hỏi này yêu cầu sắp xếp các phương án theo thứ tự phù hợp và chính xác.
Loại câu hỏi xếp hạng này phù hợp áp dụng nhiều nhất cho câu hỏi về trình tự, quy trình, v.v.
5. Thang đo Likert (Thang đánh giá)
Câu hỏi được đưa ra không phải để đánh giá mà để thu thập dữ liệu và phản hồi.
Thang đo likert này có nhiều mức đánh giá khác nhau, với nhiều thang đo khác nhau có sẵn. Trong số đó, thang đo 5 mức độ và 7 mức độ được sử dụng thường xuyên nhất. Tóm gọn, thang đo 5 yếu tố được lựa chọn để đo lường tầm quan trọng, trong khi sự hài lòng thường được áp dụng ở thang đo 7 yếu tố.
Bài viết này giới thiệu 2 loại thang đo phân chia theo số lượng:
Thang đo likert đơn
Loại câu hỏi này thường được đưa ra trong bản khảo sát nhỏ và nhanh chóng trong dưới 5 giây về một hành động cụ thể với mục đích rõ ràng. Ví dụ: thang đo này được sử dụng để thu thập sự hài lòng của người dùng đối với một dịch vụ, tính hiệu quả của một tính năng, v.v.
Thang đo likert ma trận
Chúng ta có thể hiểu đơn giản thang đo ma trận là nhiều thang đo đơn cộng lại thành bảng câu hỏi. Mục tiêu của bảng câu hỏi này là thu thập dữ liệu, đo lường mức độ hài lòng và đồng ý với mức độ không đồng ý, v.v. của các đối tượng được khảo sát.
6. Lựa chọn một đáp án từ danh sách thả xuống
Về bản chất vẫn giống câu hỏi trắc nghiệm một lựa chọn, chỉ khác nhau về mặt định dạng. Nghĩa là, câu hỏi dạng này sẽ giúp tiết kiệm không gian theo đúng nghĩa đen – nhưng chỉ áp dụng được với các bài giảng eLearning.
7. Lựa chọn từ nhiều danh sách thả xuống
Nhiều danh sách thả xuống có thể được trình bày trong một câu hỏi xếp hạng, ví dụ: xếp hạng mức độ quan trọng hoặc mức độ ưu tiên của một nhóm đối tượng.
8. Câu hỏi trắc nghiệm dạng thanh trượt
Thanh trượt phát huy tiềm năng trong việc tìm kiếm giá trị trong một dãy số cho một đối tượng. Làm như vậy sẽ làm giảm cơ hội được “ăn may” vì có rất nhiều lựa chọn.
Loại câu hỏi này sẽ là lựa chọn lý tưởng cho giáo viên và những người làm bài thi/bài giảng eLearning trong những năm tới, khi các kỳ thi trực tuyến được nâng lên một tầm cao mới bởi những lý do sau:
- Tiết kiệm không gian trình bày đề thi
- Tính tương tác
- Có nhiều lựa chọn (giảm tâm lý chọn bừa mà trúng)
9. Câu hỏi kéo thả
Kéo và thả có nhiều định dạng. Đó có thể là câu hỏi sắp xếp thứ tự hoặc ghép các bức tranh với cặp hình phù hợp.
Ví dụ về câu hỏi trắc nghiệm phù hợp hoạt động với các tính năng tương tác.
10. Câu hỏi trắc nghiệm Hotspot (Điểm ảnh)
Hotspot hoạt động tốt nhất khi được biểu diễn bằng hình ảnh.
Ứng dụng câu hỏi kiểu này có thể được áp dụng trong gamification (trò chơi tìm đồ vật, v.v.) hoặc một bài học eLearning minh họa giải thích (Giải phẫu, v.v.)
Ứng dụng câu hỏi trắc nghiệm có tính năng tương tác
1. Câu hỏi trắc nghiệm lồng ghép vào trò chơi
Một trong những ứng dụng phổ biến của câu hỏi trắc nghiệm trong bài giảng eLearning đó là game hóa. Câu hỏi trắc nghiệm được lồng ghép vào trò chơi yêu cầu người học hoàn thành một nhiệm vụ, ví dụ như giúp thỏ về nhà, đi tìm kho báu bằng cách trả lời đúng các câu hỏi.
2. Trò chơi Ai là triệu phú
Được làm lại từ chương trình truyền hình nổi tiếng – trò chơi ai là triệu phú. Trò chơi này kết hợp 15 câu hỏi trắc nghiệm với mức thưởng tăng dần, nhưng không có quyền trợ giúp nào. Hãy thử trò chơi này dưới đây và xem bạn trả lời đến câu hỏi bao nhiêu
3. Trò chơi kéo thả
Nếu bạn muốn tạo bài giảng eLearning với câu hỏi trắc nghiệm tương tác như vậy, hãy tải phần mềm soạn giảng ActivePresenter (dùng thử miễn phí)
Kết luận
Thi cử đánh giá đang chuyển từ bài thi truyền thống sang bài thi trực tuyến. Lý do không chỉ vì có kết quả ngay lập tức, tạo báo cáo bảng biểu nhanh chóng mà còn vì sự có mặt đa dạng các câu hỏi trắc nghiệm, điều này lại là điểm hạn chế của các bài thi giấy. Bảng dưới đây tóm tắt khả năng thực hiện các loại câu hỏi giữa câu hỏi eLearning và câu hỏi giấy truyền thống.
Tên | Câu hỏi truyền thống | Câu hỏi eLearning |
Câu hỏi Đúng Sai | ✔ | ✔ |
MCQ đơn | ✔ | ✔ |
Nhiều phản hồi | ✔ | ✔ |
thang đo Likert | ✔ | ✔ |
Thả xuống | ✔ | |
MCQ thanh trượt | ✔ | |
Kéo và thả MCQ | ✔ | |
Điểm ảnh (Hotspot) | ✔ |