Những Trang Web Tải Ảnh Miễn Phí Chất Lượng Cao
Hình ảnh là một phần không thể thiếu khi bạn tạo ra các video hay thiết kế nội dung eLearning. Nhưng để tìm được một bức ảnh phù hợp thực sự là một thách thức với những người mới bắt đầu. Bởi phần lớn những bức ảnh chất lượng sẽ đi kèm với mức phí không hề nhỏ. Và hiển nhiên, không phải ai trong số chúng ta cũng có thể chi trả cho nó. Thật là may mắn khi số lượng các trang web tải ảnh miễn phí đang ngày một gia tăng. Trên hết, tất cả các trang web này đều cung cấp những hình ảnh chất lượng cao và hoàn toàn miễn phí. Nhờ đó, nội dung eLearning và những video của bạn sẽ thực sự trở nên thu hút và ấn tượng.
Nghe thật hấp dẫn phải không? Hãy cùng khám phá những thông tin cơ bản về các trang web tải ảnh miễn phí đó trong bài viết này.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng các hình ảnh miễn phí
Trước khi đi vào chi tiết, có một vài điều quan trọng chúng ta cần hiểu rõ. Nó sẽ giúp các bạn có thể tránh được nguy cơ vi phạm bản quyền hình ảnh.
Hình ảnh miễn phí (stock images) là gì?
Chắc hẳn bạn đã nghe cụm từ “hình ảnh miễn phí” nhiều lần. Nhưng liệu rằng bạn có biết ý nghĩa thực sự của nó?
Một hình ảnh miễn phí được hiểu là hình ảnh do nhiếp ảnh gia tự chụp. Và bản quyền về hình ảnh hoàn toàn thuộc về tác giả.
Ngày nay, hình ảnh miễn phí xuất hiện phổ biến trên mạng Internet. Sử dụng chúng có thể giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí lớn. Trong một vài trường hợp, bạn không cần phải thuê một nhiếp ảnh gia hay một chuyên gia thiết kế đồ họa là nhờ có những bức ảnh miễn phí này.
3 loại giấy phép hình ảnh nên lưu ý
Dưới đây là ba loại giấy phép hình ảnh mà bạn nên lưu ý:
- Không bản quyền (Public Domain): Các hình ảnh được sử dụng miễn phí cho bất kỳ mục đích nào và không bị hạn chế. Nói cách khác, đây là những bức ảnh miễn phí bản quyền. Việc ghi công tác giả luôn được đánh giá cao nhưng không bắt buộc.
- Bản quyền trả phí một lần (Royalty-Free): Khi bạn mua giấy phép, bạn có thể sử dụng hình ảnh đó bao nhiêu lần tùy thích mà không bị giới hạn về thời gian hay mục đích sử dụng. Nếu có, thì số lượng thời gian cho phép bạn sử dụng sẽ được đề cập trước khi bạn mua giấy phép.
- Bản quyền trả phí (Rights Managed): Bạn phải trả tiền để sử dụng các hình ảnh. Các giấy phép cho bạn quyền được sử dụng hình ảnh trong phạm vi giấy phép đó yêu cầu. Ngoài ra, nếu bạn muốn sử dụng hình ảnh cho mục đích khác thì bạn phải mua nó lần nữa. Nói chung, loại giấy phép này sẽ có nhiều giới hạn hơn là giấy phép “miễn phí bản quyền”.
Từ những lưu ý trên, nếu bạn muốn tìm những hình ảnh miễn phí, tốt hơn hết là bạn nên sử dụng giấy phép không bản quyền.
Liệu hình ảnh miễn phí có luôn thực sự miễn phí?
Câu trả lời là KHÔNG! Điều này rất chính xác đặc biệt là đối với mạng Internet. Tại sao vậy?
Như chúng ta đã biết, đa số các hình ảnh miễn phí đều được phát hành dưới giấy phép Creative Common Zero (CCO). Về cơ bản, CCO là một công cụ pháp lý cho phép người thiết kế từ bỏ quyền sở hữu đối với sản phẩm của họ bao gồm cả bản quyền. Hệ quả là tất cả mọi người đều có quyền tự do sử dụng những tấm ảnh này dưới mọi hình thức hợp pháp bất kể các vấn đề về quyền sở hữu cá nhân, thiết kế hay quảng cáo. Người dùng có thể chỉnh sửa, sao chép và phát tán hình ảnh mà không cần sự cho phép của của tác giả.
Lưu ý
Tuy nhiên, sử dụng hình ảnh miễn phí bằng cách này vẫn sẽ gặp phải những trở ngại như sau:
- Không thể sử dụng những hình ảnh có chứa khuôn mặt người nổi tiếng xuất hiện trên nền ánh sáng không rõ ràng hoặc họ cảm thấy khó chịu nếu không có sự đồng ý của họ. Nếu không, việc sử dụng những hình ảnh này dẫn đến vi phạm bản quyền. Lưu ý rằng những quy tắc tương tự được áp dụng cụ thể cho những địa điểm nổi tiếng như tháp Eiffel và Big Ben.
- Bất cứ hình thức sử dụng người nổi tiếng hay các tổ chức để làm gương mặt đại diện quảng bá cho các sản phẩm mà không được sự cho phép sẽ bị nghiêm cấm. Ví dụ, sử dụng hình ảnh của NASA và đặt nó ngay cạnh hình ảnh sản phẩm; sau đó, ghi chú thích là NASA đang quảng bá sản phẩm đó. Tuyệt đối đừng nên làm điều như vậy.
Nhìn chung, có hàng nghìn bức ảnh tự do ở trên mạng và bạn có thể sử dụng chúng miễn phí. Tuy nhiên, hãy chú ý đến giấy phép của bức ảnh bởi miễn phí ở đây không có nghĩa là bạn có quyền sử dụng chúng một cách bừa bãi.
Như vậy, bạn đã có thêm những thông tin cơ bản về các hình ảnh miễn phí. Chúng ta hãy cùng khám phá những trang web tải ảnh miễn phí hàng đầu trong phần tiếp theo.
Top 5 trang web tải ảnh miễn phí chất lượng nhất
Dưới đây là 5 nguồn uy tín nhất để tìm các hình ảnh có chất lượng cao và hoàn toàn miễn phí. Hãy ghi nhớ rằng tất cả hình ảnh trong các trang dưới đây (ngoại trừ Unsplash) sẽ được khả dụng dưới giấy phép CCO. Có nghĩa là các hạn chế được đề cập phía trên sẽ được áp dụng vào các hình ảnh này.
1. Trang Web Tải Ảnh Miễn Phí – Pixabay
Pixabay là một trong những trang web hàng đầu cho phép tải các hình ảnh không bản quyền miễn phí. Kho ảnh này được cộng đồng mạng nhận xét như bộ sưu tập hình ảnh lớn nhất trên internet. Cho đến tháng 11 năm 2017, Pixabay đã cung cấp hơn 1.1 triệu ảnh miễn phí, hình ảnh mô phỏng, video. Tất cả các nội dung này đều được phát hành với chất lượng cao kèm theo thiết kế ấn tượng.
Hơn thế, trang web này còn cung cấp top 100 nhiếp ảnh gia có số lượng người theo dõi và tải hình ảnh nhiều nhất. Vì vậy, bạn có thể nhanh chóng tìm được những hình ảnh bắt mắt phù hợp với nhu cầu của bạn.
Điểm cộng:
- Một bộ sưu tập khổng lồ những hình ảnh miễn phí có chất lượng cao.
- Cung cấp người dùng công cụ tìm kiếm tối ưu ngay cả khi tìm kiếm bằng biểu tượng.
- Có sẵn bốn kích thước hình ảnh được sắp xếp từ nhỏ đến lớn cho bạn lựa chọn để tải về.
- Khám phá những hình ảnh tốt nhất với tính năng Lựa chọn của biên tập viên (Editor’s Choice). Những bức ảnh này được quản lý bởi đội ngũ thiết kế.
- Hỗ trợ 26 thứ tiếng khác nhau.
Điểm trừ:
- Không cho phép chỉnh sửa kích thước hình ảnh trước khi tải về.
- Cần đăng ký nếu bạn muốn tải hình ảnh với kích thước lớn.
- Sẽ có những hình ảnh được quảng cáo từ Shutterstock đôi khi khiến bạn mất tập trung.
2. Trang Web Tải Ảnh Miễn Phí – Pexels
Pexels khẳng định rằng tất cả các bức ảnh của họ đều “có đầy đủ tên, có thể tìm kiếm và dễ dàng khám phá”. Quả thực, chúng ta không thể phủ nhận điều này. Hiện nay, trang web này đang có hơn 40.000 hình ảnh để tải về miễn phí trên Pexels. Mỗi tháng, tối thiểu 3.000 hình ảnh có độ phân giải cao được bổ sung. Lưu ý rằng những hình ảnh đó được chọn từ các hình ảnh được đăng lên bởi người dùng hoặc nguồn từ các trang web khác. Do đó, cũng không có gì lạ nếu bạn thấy nhiều hình ảnh trên Pexels cũng xuất hiện trên các trang web hình ảnh tự do như Pixabay.
Hơn thế, Pexels sẽ cung cấp cho người dùng một tính năng đặc biệt gọi là Photos by Colors. Bạn chỉ cần chọn một màu sắc mà mình thích. Sau đó trang sẽ mang đến cho bạn những hình ảnh thú vị với màu sắc mà bạn đã lựa chọn.
Điểm cộng:
- Cung cấp các tính năng tìm kiếm đặc biệt như Popular searches và Photo by Color.
- Tải hình ảnh dưới nhiều cấu hình cài đặt sẵn hay nhập kích thước bạn mong muốn.
- Tạo bộ sưu tập hình ảnh của riêng bạn để chia sẻ với bạn bè và tải ngay sau đó.
- Đóng góp các hình ảnh cho trang web và nhận giải thưởng.
- Tương tác với những người dùng khác thông qua nút “Thích”.
- Hỗ trợ 2 thứ tiếng: Tiếng Anh và tiếng Đức.
Điểm trừ:
- Thiếu đi những hình ảnh độc đáo vì nhiều hình ảnh được lấy từ các kho ảnh khác.
- Có nhiều hình ảnh được quảng cáo từ Twenty20.
3. Trang Web Tải Ảnh Miễn Phí – Unsplash
Unsplash sở hữu thư viện hình ảnh với hơn 300.000 bức không chỉ miễn phí mà còn có độ phân giải cao. Trong đó hơn 50.000 hình ảnh được lấy cảm hứng từ các nhiếp ảnh gia có tiếng. Không giống như Pexels và Pixabay, Unsplash không có hình ảnh không bản quyền. Tuy nhiên những trải nghiệm mà bạn sẽ có được vẫn không có gì thay đổi. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng các hình ảnh miễn phí cho bất cứ mục đích nào. Bạn không cần yêu cầu sự cho phép từ bất cứ ai hay.
Trang chủ Unsplash sẽ luôn hiện lên các hình ảnh đi đầu xu hướng kèm theo các hình ảnh mới và ảnh đẹp nhất trong ngày. Vì vậy, bạn sẽ luôn cảm thấy bất ngờ mỗi khi bạn truy cập vào kho ảnh miễn phí này.
Điểm cộng:
- Cung cấp một thư viện lớn hình ảnh đẹp miễn phí, bao gồm các loại hình nền.
- Tìm kiếm các hình ảnh theo chủ đề và các bộ lọc.
- Sắp xếp các hình ảnh theo bộ sưu tập. Có sẵn khoảng 53 bộ sưu tập.
- Gửi hình ảnh của riêng bạn.
- Không bao gồm quảng cáo từ các trang web hình ảnh khác.
Điểm trừ:
- Thiếu kích thước cài đặt trước để tải hình ảnh.
- Không hỗ trợ hình ảnh vector và minh họa.
4. Trang Web Tải Ảnh Miễn Phí – StockSnap
StockSnap mang đến cho bạn hàng trăm hình ảnh với độ phân giải cao. Những hình ảnh này được sắp xếp trong các hạng mục khác nhau. Và trang web hiện có hơn 30 hạng mục. Với một công cụ tìm hữu ích và vô số các bộ lọc, những bức ảnh bạn mong muốn tìm kiếm sẽ hiện ra ngay sau cú nhấp chuột.
Bên cạnh đó, tính năng Xu hướng (Trending) cho phép bạn biết đâu là những hình ảnh thu hút nhiều lượt xem nhất. Điều này giúp bạn dễ dàng quyết định bức ảnh nào là thích hợp để sử dụng nhất. StockSnap cũng cho phép người dùng đăng tải hình ảnh của họ lên.
Điểm cộng:
- Những hình ảnh chất lượng cao với nhiều thể loại.
- Dễ dàng để tìm kiếm hình ảnh bằng cách xem, tải, tìm kiếm phổ biến, chủ đề và thể loại.
- Tạo bộ sưu tập ưa thích của riêng bạn.
- Tìm các hình ảnh có liên quan với các tính năng liên quan.
- Cung cấp thông tin hình ảnh.
Điểm trừ:
- Thiếu các kích thước cài sẵn để tải hình ảnh.
- Bao gồm hình ảnh quảng cáo.
5. Trang Web Tải Ảnh Miễn Phí – NegativeSpace
Không giống như các kho ảnh miễn phí ở trên, NegativeSpace có một số khía cạnh hoàn toàn mới. Chính cái tên của nó cũng liên quan đến khái niệm không gian âm trong thiết kế và nhiếp ảnh. Nói đơn giản thì không gian âm sẽ tạo ra một vùng bị mờ để người xem có thể dễ dàng tập trung vào đối tượng chính trong khung hình. Cũng vì lý do đó mà các nhóm thiết kế đã nỗ lực gây dựng nên cộng đồng những người đam mê chụp ảnh.
Tất cả hình ảnh trên kho ảnh này đã được thực hiện bởi các nhiếp ảnh gia từ các cộng đồng NegativeSpace. Do vậy nên tất cả hình ảnh trên trang là miễn phí theo giấy phép Creative Commons CC0.
Điểm cộng:
- Một nơi lý tưởng cho nhiếp ảnh để chia sẻ công việc của họ.
- Cung cấp hình ảnh stock miễn phí với độ phân giải cao.
- Tìm kiếm hình ảnh theo thẻ.
- Tổ chức các hình ảnh trong các thể loại như trừu tượng, kiến trúc, kinh doanh, và màu đen và trắng.
- Gửi hình ảnh của riêng bạn.
Điểm trừ:
- Không hỗ trợ hình ảnh kích thước định sẵn. Ngoài ra, bạn không thể tùy chỉnh kích thước hình ảnh trước khi tải về.
- Bộ lọc tìm kiếm kém linh hoạt.
- Bao gồm quảng cáo từ Adobe và Shutterstock.
Hãy tải về ActivePresenter để xây dựng những bài giảng eLearning và những video hấp dẫn!
Lời Kết
Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau khám phá top 5 trang web tải ảnh miễn phí hàng đầu cho chỉnh sửa video và thiết kế eLearning. Liệu rằng chúng tôi có bỏ lỡ bất cứ bộ sưu tập hình ảnh yêu thích nào của bạn không? Hãy đóng góp ý kiến cho chúng tôi thông qua Cộng đồng ActivePresenter hay kênh YouTube ActivePresenter. Và đừng quên theo dõi trang Bài viết của chúng tôi để cập nhật những thông tin thú vị và hữu ích. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo!
Xem thêm: