Cách thiết kế bài giảng eLearning đạt chuẩn
Trong thời đại số hóa ngày nay, eLearning đã trở thành một phần không thể thiếu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thiết kế một bài giảng eLearning đạt chuẩn đòi hỏi sự kết hợp giữa chuyên môn về giáo dục và công nghệ thông tin. Bài viết này sẽ phân tích các bước cần thiết để thiết kế một bài giảng eLearning hiệu quả và đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng.
Bài giảng eLearning là gì?
Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ thế nào là bài giảng eLearning? Bài giảng eLearning là một khái niệm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Bao gồm các tài liệu giảng dạy như video, bài tập tương tác, bài đọc,…Đặc điểm chính của bài giảng eLearning là học sinh có thể tiếp cận bài học thông qua internet, tự học và tự đánh giá năng lực bản thân, tạo điều kiện linh hoạt cho quá trình học tập.
Cách thiết kế bài giảng eLearning đạt chuẩn
Để thiết kế một bài giảng eLearning đạt chuẩn về chuyên môn và thẩm mỹ, thầy cô có thể tham khảo các bước sau:
- Xác định đối tượng và nội dung bài giảng
- Xây dựng dàn ý cho bài giảng
- Chọn lọc nguồn tư liệu cho từng bài giảng
- Lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng eLearning phù hợp
- Chỉnh sửa và hoàn thiện bài giảng
1. Xác định đối tượng và nội dung bài giảng
Xác định rõ đối tượng và nội dung cần giảng dạy là một khâu quan trọng trong việc thiết kế một bài giảng eLearning đạt chuẩn. Trước khi bắt đầu, thầy cô cần hiểu rõ đối tượng mà bài giảng hướng đến là ai? Học sinh mầm non, THCS, THPT hay bậc Đại học. Từ đó tùy vào từng đối tượng học sinh để soạn giáo án cho phù hợp.
Về nội dung giảng dạy, thầy cô cần nắm rõ kiến thức chuyên môn cơ bản. Đồng thời hiểu và vận dụng tốt nội dung cần truyền tải. Ngoài ra thầy cô cũng cần tham khảo thêm các tài liệu mở rộng để xây dựng bài giảng phong phú và thuyết phục hơn.
2. Xây dựng dàn ý cho bài giảng
Một dàn ý rõ ràng sẽ giúp thầy cô có cái nhìn toàn diện về nội dung giảng dạy.
Một bài giảng eLearning có thể có các phần sau:
- Khởi động: có thể bắt đầu bài giảng bằng một video hoặc trò chơi nhỏ
- Giới thiệu chủ đề bài giảng
- Giới thiệu mục tiêu và kết quả cần đạt được
- Phần nội dung chính: có thể bao gồm bài đọc, hình ảnh, video, âm thanh,…
- Phần ôn tập nội dung đã học. Bao gồm câu hỏi, giải đố, có kèm theo phản hồi để củng cố lại kiến thức cho học sinh
- Phần tổng kết bài giảng
- Phần mở rộng: bài tập kèm thêm (không bắt buộc)
- Phần kết luận
3. Chọn lọc nguồn tư liệu cho từng bài giảng
Nguồn tư liệu cho một bài giảng eLearning đạt chuẩn cần phong phú như video, âm thanh, hình ảnh,… Và cần sử dụng chúng linh hoạt để bài giảng không bị nhàm chán. Thầy cô có thể tìm thấy nhiều nhiều tư liệu trên Internet, hoặc nhiều nguồn sẵn có. Ngoài ra thầy cô cũng có thể tự tạo như quay phim, chụp ảnh, và tự chỉnh sửa theo ý muốn của mình. Tuy nhiên đối với các nguồn tư liệu có sẵn, thầy cô cần chọn các tư liệu đảm bảo chất lượng, nội dung và có tính logic.
Để tạo được một bài giảng eLearning đạt chuẩn được nhanh chóng hơn thì thầy cô nên sắp xếp các nguồn tư liệu cho từng bài giảng vào một thư lục riêng. Việc này giúp thầy cô dễ dàng trích xuất tư liệu hiệu quả mà không gây nhầm lẫn trong quá trình thiết kế bài giảng.
4. Lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng eLearning phù hợp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm giúp thiết kế bài giảng eLearning đạt chuẩn nhanh chóng và thuận tiện như ActivePresenter, Storyline 360, Adobe Presenter,…Một số phần mềm có bản dùng thử nhưng lại hạn chế tính năng sử dụng. Để lựa chọn một phần mềm đa dụng từ quay video màn hình, chỉnh sửa hình ảnh, video, âm thanh đến thiết kế các bài tập eLearning tương tác thì thầy cô có thể tham khảo ActivePresenter. Đây là một phần mềm Việt Nam được việt hóa giao diện khá dễ sử dụng.
Tham khảo thêm: Top 5 phần mềm eLearning tốt nhất hiện nay
5. Chỉnh sửa và hoàn thiện bài giảng
Cuối cùng, để thiết kế ra được một bài giảng eLearning đạt chuẩn thì khâu chỉnh sửa và hoàn thiện bài giảng là khâu rất quan trọng. Trước khi đăng tải bài giảng lên các hệ thống quản lý học tập, thầy cô cần chạy thử và rà soát lại lỗi. ĐIều này giúp thầy cô tiết kiệm được thời gian sửa lỗi bài giảng mà không phải xuất bản và đóng gói lại bài giảng nhiều lần.
Một số lưu ý để thiết kế bài giảng eLearning đạt chuẩn
Một số kinh nghiệm để thiết kế một bài giảng eLearning đạt chuẩn bao gồm:
- Nên có video giới thiệu và kết thúc bài giảng. Nếu có điều kiện thầy cô nên ghi hình trên phông nền xanh hoặc ghi hình trong studio.
- Bài giảng nên có layout đẹp, bắt mắt từ slide mở đầu.
- Màu sắc cân đối hài hòa, sử dụng một màu chủ đạo và một màu nhấn.
- Chọn video, hình ảnh phù hợp.
- Lựa chọn font chữ dễ nhìn, đẹp mắt. Phần heading và phần nội dung cần có font chữ và cỡ chữ khác nhau.
- Không lạm dụng hiệu ứng (animation) trong bài giảng. Chỉ nên dùng 1-2 hiệu ứng chính xuyên suốt toàn bộ bài giảng.
- Tạo các câu hỏi, trò chơi để tăng tương tác với học sinh. Tạo phản hồi để học sinh củng cố kiến thức của mình.
Kết luận
Thiết kế một bài giảng eLearning đạt chuẩn là quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chuyên môn, sáng tạo và nỗ lực từ người thiết kế. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp thầy cô và các bạn sẽ tạo ra được nhiều bài giảng eLearning bổ ích phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
Xem thêm: