Bài viết này sẽ chia sẻ cấu trúc bài giảng eLearning chuẩn nhất cho giáo viên, cũng như hướng dẫn cách tạo bài giảng eLearning chi tiết để thầy cô tham khảo và áp dụng.
Bài giảng eLearning là bài giảng được tạo và giảng dạy dựa trên những thiết bị công nghệ thông minh như điện thoại, máy tính thông qua internet. Nhờ mô hình giảng dạy này, giáo viên và người học chủ động hơn về địa điểm và thời gian. Đặc biệt, sau sự bùng nổ của COVID-19, bài giảng eLearning đã trở thành một phần không thể thiếu trong cả tiết học truyền thống và giờ học trực tuyến.
Một bài giảng eLearning cơ bản được tạo nên bởi sự kết hợp đa dạng các công cụ mang tính trực quan như: hình ảnh, video, âm thanh, biểu đồ, đồ họa. Đặc biệt, tính tương tác qua các câu đố, trò chơi, biểu đồ chính là điểm khác biệt, sáng tạo so với bài giảng truyền thống trên lớp. Tuy nhiên, ta chưa bàn đến các yếu tố tạo nên một bài giảng eLearning hấp dẫn. Bài giảng eLearning, hay bài giảng truyền thống trên lớp, sẽ đều có cấu trúc giống nhau. Việc bám sát cấu trúc bài giảng chuẩn sẽ giúp giáo viên thuận tiện hơn trong việc soạn giáo án của mình.
Cấu trúc bài giảng eLearning chuẩn
Khi thiết kế một bài giảng thường hay eLearning, việc có một cấu trúc rõ ràng và logic là rất quan trọng để đảm bảo học viên có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả.
Vậy, cấu trúc chuẩn của bài giảng eLearning mà giáo viên nên soạn theo là như thế nào?
1. Kiểm tra/Ôn tập kiến thức cũ
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra những gì học viên đã học ở buổi trước và tinh thần tự học ở nhà của học viên.
- Ôn tập bài cũ: Nhắc lại những ý chính đã học của bài trước, những lưu ý quan trọng cần ghi nhớ.
2. Giới thiệu bài mới
- Mục tiêu học tập: Xác định những gì học viên sẽ học được sau khi hoàn thành bài giảng. Điều này giúp học viên biết được mục tiêu cụ thể của bài học.
- Giới thiệu nội dung: Cung cấp một cái nhìn tổng quan về các chủ đề chính và cấu trúc của bài giảng.
3. Nội dung chính
P1: Giới thiệu khái niệm cơ bản
- Định nghĩa và giải thích: Cung cấp định nghĩa và giải thích các khái niệm chính.
- Ví dụ và minh họa: Sử dụng ví dụ cụ thể để làm rõ các khái niệm.
P2: Chi tiết và phân tích
- Thông tin chi tiết: Cung cấp thông tin chi tiết về các khía cạnh quan trọng của chủ đề.
- Hình ảnh và video: Sử dụng hình ảnh, video, và các phương tiện khác để hỗ trợ giải thích và giữ cho học viên quan tâm.
P3: Các kỹ năng thực hành và ứng dụng
- Bài tập thực hành: Cung cấp bài tập để học viên thực hành các kỹ năng hoặc kiến thức đã học.
- Tình huống thực tế: Trình bày các tình huống thực tế để học viên có thể áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế.
4. Tương tác và đánh giá
- Câu hỏi kiểm tra: Đưa ra các câu hỏi kiểm tra để đánh giá sự hiểu biết của học viên về nội dung đã học.
- Hoạt động tương tác: Sử dụng các hoạt động tương tác như trò chơi, quiz, hoặc bài tập nhóm để thúc đẩy sự tham gia của học viên.
5. Tóm tắt và kết luận
- Tóm tắt nội dung: Nhắc lại các điểm chính của bài giảng để củng cố kiến thức.
- Những điểm cần nhớ: Đưa ra các điểm cần lưu ý hoặc các mẹo hữu ích liên quan đến chủ đề.
6. Đánh giá và phản hồi
- Khảo sát phản hồi: Yêu cầu học viên cung cấp phản hồi về bài giảng để cải thiện chất lượng giảng dạy.
- Câu hỏi phản hồi: Đặt câu hỏi về sự rõ ràng của nội dung, mức độ hữu ích và sự tương tác của bài giảng.
7. Tổng kết và tài liệu
- Lời cảm ơn và khuyến khích: Cảm ơn học viên đã hoàn thành bài giảng và khuyến khích họ tiếp tục học hỏi và áp dụng kiến thức vào thực tế.
- Tài liệu tham khảo: Cung cấp danh sách tài liệu tham khảo hoặc các nguồn lực bổ sung để học viên có thể tìm hiểu thêm nếu muốn.
- Liên kết và tài nguyên: Cung cấp liên kết đến các tài nguyên trực tuyến hoặc tài liệu hỗ trợ.
Hướng dẫn chi tiết cách tạo bài giảng eLearning dựa trên cấu trúc bài giảng eLearning chuẩn
Vậy dựa theo cấu trúc bài giảng eLearning chuẩn như trên, thầy cô có thể xây dựng một bài giảng eLearning như thế nào? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tạo bài giảng eLearning cho thầy cô từ A đến Z.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Công cụ soạn bài giảng
Trước hết, thầy cô cần chuẩn bị cho mình một công cụ soạn bài giảng điện tử phù hợp và đa nhiệm. Các thầy cô không nên cài bản crack của các phần mềm do những nguy cơ tiềm ẩn về nhiễm virus và lỗi kỹ thuật. Chúng tôi khuyến khích người dùng sử dụng các phần mềm bản quyền để giúp máy tính hoạt động an toàn, hiệu quả. Đồng thời, đảm bảo các yếu tố về mặt đạo đức và pháp luật.
Trong số các phần mềm eLearning tốt nhất hiện nay, ActivePresenter là sự lựa chọn hàng đầu của người dùng trong nước và quốc tế. Một công cụ soạn bài giảng thiết yếu với giáo viên không chỉ dừng lại ở mức giá phù hợp. Mà đi kèm với đó là chất lượng uy tín cùng tính năng đa dạng. ActivePresenter hội tụ đủ các yếu tố đó, với các chức năng chính: tạo bài giảng điện tử tương tác, quay màn hình và thu âm thanh, chỉnh sửa slide, video và nội dung đa phương tiện.
Vì vậy, với phần hướng dẫn tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn thầy cô tạo bài giảng eLearning tương tác trên phần mềm đa nhiệm này.
Nội dung bài giảng
Đầu tiên, việc chuẩn bị trước các tài nguyên và đa phương tiện là điều bắt buộc với người thiết kế:
- Dàn ý của toàn bộ bài giảng
- Nội dung văn bản cho mỗi slide
- Ghi âm/ nhạc nền/ hiệu ứng âm thanh cho từng slide và đối tượng
- Hình ảnh minh họa
- Video hoặc bản ghi màn hình
- Hiệu ứng hoạt hình, chuyển slide dự kiến
- Các nguồn tài liệu khác
Sau đó, người dùng chỉ cần nhập các tài liệu đó vào kho tài nguyên trên thanh thiết kế, hoặc tận dụng các thư viện nội dung sẵn có trong phần mềm soạn bài giảng đang dùng. Sự chuẩn bị này giúp việc thiết kế được tập trung trong ứng dụng hơn, tiết kiệm thời gian, thao tác, và tạo sự chủ động trong việc thiết kế.
Giai đoạn 2: Tạo bài giảng eLearning tương tác
Bước 1: Lựa chọn mẫu template, thiết kế chung
Mỗi chủ đề tương ứng với một kiểu thiết kế nhất định là cần thiết. Bởi nó sẽ tạo nên sự nhất quán về cả hình ảnh và nội dung cho toàn bộ bài giảng eLearning. Ví dụ, khi nhắc tới vũ trụ, địa lý thiên văn, ta sẽ liên tưởng tới màu xanh tím trong dải ngân hà và hình tượng các hành tinh. Hoặc nhắc tới sinh học là nhắc tới vạn vật, cây cối, hợp với những tone màu xanh lá dịu mắt.
Và, những yếu tố khác về mặt thiết kế hình ảnh, tính thống nhất chung cho bài giảng cũng cần được lưu tâm. Ví dụ, sự kết hợp màu nào phù hợp với chủ đề bài giảng? Font chữ nào dễ đọc hoặc đủ ấn tượng để nhấn mạnh phần nội dung quan trọng? Việc đồng bộ các yếu tố thiết kế hình ảnh này sẽ tạo nên sự chuyên nghiệp của bài giảng, không chỉ đẹp mắt mà còn sáng tạo và bắt kịp xu hướng.
Lưu ý tạo mẫu slide đẹp dành cho giáo viên
Bước 2: Tạo khung nội dung chính của bài giảng
Ở phần này, thầy cô cần xác định số slide cho cả bài giảng của mình và tư duy những phần chính trong bài. Từ đó, quyết định mỗi phần nội dung tương ứng với bao nhiêu slide. Và, cần sắp xếp nội dung các slide như thế nào để chuẩn theo cấu trúc bài giảng điện tử eLearning. Với việc tạo sẵn bố cục cho toàn bộ bài giảng như vậy, thầy cô sẽ dễ dàng lựa chọn ý đưa vào bài một cách chắt lọc, chất lượng và có giới hạn hơn.
Bước 3: Thêm nội dung chi tiết và đa phương tiện
Sau khi đã dựng xong bố cục, giờ là bước thầy cô cần triển khai các nội dung chính và chi tiết của bài giảng eLearning. Với những phần nội dung này, lưu ý quan trọng nhất là không sử dụng quá nhiều văn bản. Giáo viên và học sinh luôn có những tài liệu văn bản chi tiết để đọc, nghiên cứu bên mình. Bởi vậy, bài giảng eLearning nên được triển khai thành đa dạng các mô hình khác nhau để tạo cho người học cái nhìn trực quan, cũng như giúp ghi nhớ kiến thức dễ hơn.
Ngoài hình thức đa phương tiện như video, hình ảnh, âm thanh được lồng ghép trong phần nội dung, thầy cô có thể tham khảo một số mô hình triển khai nội dung khác như:
- Thẻ từ vựng flashcard với những nội dung liên quan đến từ vựng, khái niệm
- Dòng thời gian tương tác với những nội dung có mốc thời gian
- Bảng, biểu đồ với những nội dung biểu thị số, thị phần, sự thay đổi
- Thanh trượt tương tác với những nội dung biểu thị sự thay đổi
- Bản đồ, hệ mặt trời tương tác với những nội dung về địa lý
…
Tất cả những mô hình trên đều chỉ làm được trong bài giảng eLearning mà không làm được trong bài giảng PowerPoint thông thường. Vì vậy, tùy vào nội dung từng phần, thầy cô có thể chọn biểu thị bằng văn bản, hình ảnh, video, hoặc các mô hình tương tác trên cho phù hợp. Và, chỉ có những công cụ soạn bài giảng chuyên nghiệp như ActivePresenter mới có thể hỗ trợ thầy cô đắc lực trong việc hiện thực hóa các ý tưởng giảng dạy sáng tạo.
Bước 4: Quay màn hình và ghi âm thanh
Quay màn hình nhằm ghi lại mọi chuyển động trên màn hình của bạn, nên đây là cách hoàn hảo để tạo video hướng dẫn khi thầy cô muốn hướng dẫn học sinh cách dùng một nền tảng mới, hoặc đơn giản chỉ để ghi lại bài học.
Ngoài ra, thầy cô cũng có thể chủ động quay webcam và thu âm giọng nói để thuyết minh cho bài giảng eLearning trong ActivePresenter. Quá trình ghi màn hình và ghi âm này thực hiện được trong cả khi thầy cô đang thiết kế bài giảng, hoặc ngay từ đầu khi chưa thầy cô chưa thiết kế. Sau đó, thầy cô sẽ thao tác được ngay các file mình vừa ghi trong khung làm việc với đa dạng các công cụ chỉnh sửa video, âm thanh của ActivePresenter.
Ngoài ra, nếu thầy cô đang gặp vấn đề sức khỏe, không thể thu âm bài giảng eLearning của mình để thuyết minh, thầy cô còn lựa chọn khác trong phần mềm ActivePresenter. Đó là sử dụng công cụ chuyển đổi văn bản thành giọng nói được tích hợp ngay trong phần mềm, hỗ trợ chuyển đổi các dòng văn bản thành tập âm thanh.
Bước 5: Tạo nội dung câu hỏi hoặc trò chơi
Tương tự như iSpring, phần mềm ActivePresenter đã thiết lập sẵn 13 bộ câu hỏi tương tác với các sự kiện, hành động, điều kiện tương ứng có thể xảy ra khi người học tương tác với câu hỏi. Thầy cô chỉ cần điền nội dung câu hỏi và chỉnh sửa về phần hình thức là đã tạo được ngay những trang câu hỏi tương tác sinh động.
Bước 6: Thêm tính tương tác cho đối tượng trong bài giảng
Sự kiện, hành động, và điều kiện là những yếu tố quan trọng khi người dùng muốn tạo các sự vật, câu đố, hoặc trò chơi có tính tương tác cao trong bất kỳ công cụ soạn bài giảng nào, đặc biệt là trong ActivePresenter 9. Cụ thể hơn:
- Sự kiện là hoạt động mà người dùng thực hiện để tương tác với một đối tượng. Ví dụ, di chuột qua/ra khỏi một đối tượng hoặc nhấp vào một đối tượng.
- Khi một sự kiện xảy ra, nó sẽ kéo theo một hoặc nhiều hành động. Ví dụ như đổi màu sự vật, hiển thị thông tin bị ẩn, hoặc điều hướng đến slide khác.
Bước 7: Thêm các hiệu ứng hoạt hình hoặc chuyển tiếp
Để hoàn thiện bài giảng eLearning, ta nên thêm các hiệu ứng hoạt hình cho sự vật trên slide hoặc hiệu ứng chuyển tiếp cho các slide. Những hiệu ứng này tạo sự chuyển động mượt mà hơn, đem lại cảm giác dễ chịu và thú vị cho người học, người xem. Tuy nhiên, ta cần kiểm soát tốc độ của các hiệu ứng. Nếu hiệu ứng xuất hiện quá nhanh có thể khiến người theo dõi bị lỡ mất thông tin trước đó. Hoặc hiệu ứng quá chậm sẽ khiến mạch thuyết trình của bài giảng bị gián đoạn, đôi khi gây ra sự khó chịu.
Bước 8: Rà soát lại nội dung và xem trước
Sau khi đã rà soát, chỉnh sửa các nội dung đã tạo, thầy cô cần xem trước bài giảng eLearning. Khác với PowerPoint, ActivePresenter cho phép người tạo xem trước bài giảng dưới dạng HTML5 ở 4 chế độ. Chế độ Minh họa cho phép thầy cô xem bài giảng như 1 video hoàn chỉnh. 3 chế độ còn lại cho phép thầy cô xem và tương tác với bài giảng. Điều này giúp thầy cô kiểm tra tất cả tương tác và tính chính xác của tổng thể bài giảng.
Giai đoạn 3: Xuất bản và chia sẻ
Bước cuối cùng trong quá trình là xuất bản bài giảng eLearning và chia sẻ bài giảng. Khác với các bài thuyết trình PPT thông thường, để xem các bài giảng được tạo bằng các công cụ soạn giáo án điện tử, thầy cô sẽ không xem và chia sẻ chúng trực tiếp. Thay vào đó, thầy cô sẽ chia sẻ trên một số nền tảng nhất định. Hoặc nén dưới dạng tệp zip để gửi. Điều này là do các bài giảng bao gồm các thành phần tương tác. Để có thể tương tác, người học cần truy cập vào các nền tảng mà thầy cô tải lên như website hoặc LMS. Trong ActivePresenter, có 3 cách để thầy cô xuất bản bài giảng và chia sẻ:
- Xuất ra HTML5. Sau đó nhúng bài giảng lên một trang web như trang web thầy cô đang đọc bài viết này. Tuy nhiên, phương pháp này không cho phép thầy cô theo dõi kết quả làm bài của người học.
- Xuất ra chuẩn SCORM và xAPI. Đây là phương pháp được khuyến khíc cho tất cả những người sáng tạo eLearning. Thầy cô sẽ tải bài giảng lên Hệ thống quản lý học tập (LMS) trong trường hợp này.
- Cuối cùng là nén bài giảng thành tệp zip và chia sẻ. Theo cách này, thầy cô có thể chia sẻ qua bất kỳ nền tảng nào. Ví dụ như email, Google Drive, OneDrive, Zalo, v.v. Tuy nhiên, phương pháp này cũng thiếu khả năng theo dõi của LMS. Nó chỉ hỗ trợ người xem xem và tương tác với nội dung.
Tạm kết
Như vậy, thầy cô đã nắm được gợi ý về cấu trúc bài giảng eLearning chuẩn. Cùng với đó là hướng dẫn chi tiết cách tạo bài giảng từ A đến Z. Để tham khảo nhiều mẫu bài giảng hơn, thầy cô có thể ghé thăm website này. Và thầy cô thoải mái tải về phần mềm ActivePresenter tại đây. Bản dùng thử miễn phí không giới hạn về thời gian hay tính năng. Chúc thầy cô thành công tạo những bài bài giảng eLearning theo chuẩn cấu trúc và đầy sáng tạo!