🔔Black Friday 2024 – ActivePresenter sale từ 45% mọi phiên bản. Đừng bỏ lỡ!
Mua ngay

5 Điều Cần Biết Để Ra Đề Thi Hiệu Quả

by | Jul 4, 2023

Last Updated On: August 17, 2023

Cùng tìm hiểu 5 điều cần biết để ra đề thi hiệu quả: xác định số lượng câu hỏi trong đề, tạo nội dung câu hỏi chất lượng, đặt câu hỏi ngắn, dùng ngôn ngữ đơn giản và sử dụng hình ảnh cho các phương án trả lời.

5 điều cần biết để ra đề thi hiệu quả

Bài viết bao gồm các nội dung chính như sau:

  1. Xác định số lượng câu hỏi
  2. Tạo nội dung câu hỏi chất lượng
  3. Đặt câu hỏi ngắn 
  4. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản
  5. Sử dụng hình ảnh cho các phương án trả lời 

1. Xác Định Số Lượng Câu Hỏi 

Để ra đề thi hiệu quả, trước tiên, bạn cần xác định số lượng câu hỏi trong một bài kiểm tra. Tuy nhiên, chưa có thống kê nào cho thấy rằng một bài kiểm tra nên có bao nhiêu câu hỏi. Bởi nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Thời gian là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc này. Bạn cần phải tính toán lượng thời gian cho mỗi câu hỏi và tổng thời gian làm bài kiểm tra. Nếu thời gian ngắn, số lượng câu hỏi cần ít đi và ngược lại. 
  • Dạng câu hỏi: Số lượng câu hỏi cũng tùy thuộc vào dạng câu hỏi trong đề thi. Ví dụ, bạn có thể thiết kế 20-25 câu hỏi trắc nghiệm cho một bài kiểm tra 30 phút. Tuy nhiên, 20-25 câu hỏi mở hay bài luận là điều không thể. 
  • Kiến thức: Một yếu tố khác là bạn cần bao nhiêu câu hỏi để bao trùm toàn bộ nội dung kiến thức. Đôi khi, 10 câu hỏi là đủ. Tuy nhiên, việc tăng số câu hỏi lên 20-25 câu sẽ giúp giáo viên đánh giá trình độ của học sinh kĩ lưỡng hơn. Nhờ đó, có thể phát hiện những lỗ hổng kiến thức của học sinh và bổ sung kịp thời.    

2. Tạo Nội Dung Câu Hỏi Chất Lượng

Nội dung câu hỏi cũng quyết định việc ra đề thi có hiệu quả hay không. Vậy, làm thế nào để tạo nội dung câu hỏi chất lượng? Mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn. 

Sử Dụng Đa Dạng Các Loại Câu Hỏi

Các đề thi thường sử dụng một dạng câu hỏi phổ biến – câu hỏi nhiều lựa chọn. Đôi khi nó khiến học sinh cảm thấy nhàm chán. Tại sao bạn không thử thay đổi bằng cách thêm các dạng câu hỏi khác như điền vào chỗ trống hay câu hỏi điểm ảnh. Hoặc, khiến học sinh tư duy nhiều hơn bằng cách sử dụng câu hỏi mở/bài luận. 

Một số phần mềm thiết kế bài giảng như ActivePresenter được tích hợp rất nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Bạn có thể thoải mái lựa chọn.

Các loại câu hỏi trong ActivePresenter 9

Soạn Thảo Câu Hỏi Có Độ Khó Khác Nhau

Bạn nên soạn thảo câu hỏi trong đề thi ở các mức độ khó – dễ khác nhau. Bởi học lực của các học sinh là không giống nhau. Ví dụ, đề thi bao gồm toàn bộ các câu hỏi dễ. Cả học sinh giỏi lẫn học sinh trung bình đều có thể đạt điểm tối đa. Hoặc ngược lại, nếu đề thi toàn là câu hỏi khó, thì học sinh trung bình có thể không làm được câu nào. Khi đó, kết quả thi sẽ không đúng với thực lực. Hơn nữa đề thi cũng không có tính phân loại học sinh. 

Trong trường hợp bạn soạn thảo câu hỏi với số lượng lớn, bạn có thể tạo các ngân hàng câu hỏi theo độ khó. Đề thi sẽ lấy ngẫu nhiên từ các ngân hàng câu hỏi này. Ví dụ, mỗi đề thi sẽ lấy ra 3 câu hỏi dễ, 5 câu hỏi trung bình và 2 câu hỏi khó. Điều này đảm bảo độ đa dạng của các mã đề thi cũng như công bằng về độ khó. Ngoài ra, ActivePresenter còn hỗ trợ tính năng xáo trộn các phương án trả lời. Cùng một câu hỏi nhưng thứ tự các phương án không giống nhau. Việc tạo đa dạng mã đề còn được sử dụng như một phương pháp hạn chế gian lận thi cử.

Chấm Điểm Thông Minh 

Các câu hỏi khác nhau về dạng cũng như độ khó nên có số điểm khác nhau. Ví dụ, câu hỏi tự luận nên chiếm nhiều điểm hơn câu hỏi trắc nghiệm. Tương tự, câu hỏi khó cũng nên chiếm nhiều điểm hơn câu dễ. 

Bạn có thể dễ dàng cài đặt điểm bằng ActivePresenter. Phần mềm này cũng cho phép thiết lập điểm thành phần cho một số dạng câu hỏi. Ví dụ, một câu hỏi nhiều lựa chọn có 3 phương án đúng tương ứng với 3 điểm. Nếu học sinh chỉ chọn được một trong số đó, họ vẫn dành được 1 điểm. 

Ngoài ra, bạn nên viết số điểm mà học sinh sẽ nhận được cho mỗi câu hỏi ở trong đề thi. Nó sẽ khiến học sinh làm bài được chủ động hơn. Ví dụ, một số học sinh biết mình không thể làm xong toàn bộ đề thi, họ có thể lựa chọn những câu nào nhiều điểm để làm trước.   

Đưa Phản Hồi Kịp Thời

Thời điểm vàng để đưa ra phản hồi là sau khi học sinh đưa ra câu trả lời của mình. Vì đó là lúc họ muốn biết đáp án hơn bao giờ hết. Sau mỗi câu hỏi, học sinh sẽ biết mình làm đúng hay sai ngay lập tức. Việc này giúp họ nhận biết được những lỗi sai và củng cố lại kiến thức của mình. 

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy đọc Cách giúp giáo viên đưa ra phản hi hiệu quả cho học sinh

3. Đặt Câu Hỏi Ngắn 

Hãy đặt câu hỏi ngắn. Có thể bạn cho rằng điều này không quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng được coi là một mẹo để ra đề thi hiệu quả. Câu hỏi ngắn thường được đánh giá cao bởi nó chỉ mất vài giây để đọc và lý giải. Nhờ đó, học sinh có thể dành nhiều thời gian cho việc tìm phương án trả lời đúng. 

Ngoài ra, bạn cũng nên soạn thảo các phương án trả với cùng độ dài và cấu trúc ngữ pháp. Bất cứ sự khác biệt nào đều có thể vô tình gợi ý đâu là đáp án đúng. 

Lưu ý, câu hỏi đúng/sai cũng được coi là một dạng câu hỏi ngắn. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng loại câu hỏi này. Bởi vì, học sinh vẫn có 50% cơ hội chọn được đáp án đúng cho dù họ không hiểu gì. Do đó, kết quả đánh giá cũng không được chính xác. 

4. Sử Dụng Ngôn Ngữ Đơn Giản

Một điều bạn cần chú ý tiếp theo để ra đề thi hiệu quả là sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu. Nên nhớ rằng bạn đang muốn kiểm tra trình độ, kiến thức của học sinh. Cái bạn cần là học sinh đưa ra đáp án đúng. Một câu hỏi dễ hiểu sẽ giúp học sinh tiết kiệm thời gian và tập trung tìm đáp án hay viết câu trả lời. Ngược lại, nếu như học sinh mất quá nhiều thời gian để hiểu câu hỏi, họ sẽ không còn đủ thời gian để trả lời.

5. Sử Dụng Hình Ảnh Cho Các Phương Án Trả Lời

Sử dụng hình ảnh cho các phương án trả lời cũng được coi là một phương pháp giúp việc ra đề thi được hiệu quả. Nghiên cứu chỉ ra rằng 65% chúng ta thuộc nhóm học tập theo phương pháp thị giác. Điều này có nghĩa là phần lớn chúng ta thích học thông qua hình ảnh hay video. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy một bài thuyết trình sẽ thuyết phục hơn 43% nếu sử dụng các hỗ trợ trực quan. Do đó, thêm các yếu tố trực quan vào đề thi sẽ giúp nó trở nên thu hút và hấp dẫn hơn. Ngoài ra, bạn còn có thể tránh được việc diễn đạt dài dòng trong câu hỏi.

Phần mềm ActivePresenter cũng hỗ trợ tính năng chèn hình ảnh vào các phương án trả lời. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng câu hỏi điểm ảnh cho mục đích này. Điểm ảnh là loại câu hỏi yêu cầu học sinh xác định một số điểm trong bức ảnh theo đề bài.

Như vậy, bạn vừa được tìm hiểu 5 điều cần biết để ra đề thi hiệu quả. Hi vọng, nó sẽ giúp bạn một phần nào đó trong việc ra đề. Đừng quên ghé thăm website và kênh YouTube của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết và video bổ ích.

Xem thêm: