Last Updated On: July 3, 2024

Bạn là giáo viên và bạn đang tìm kiếm một phần mềm giúp việc tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm sau mỗi tiết học một cách nhanh chóng? Bài viết này sẽ điểm nhanh qua top 5 phần mềm/ứng dụng tạo câu hỏi trắc nghiệm tốt nhất dành cho giáo viên.

Học trực tuyến và việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy ngày càng trở nên phổ biến. Việc sử dụng các phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm online giúp giáo viên tạo ra các bài kiểm tra, bài tập, hoặc trò chơi học tập một cách linh hoạt và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về top 5 phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm online tốt nhất dành cho giáo viên. Đa dạng về tính năng đến giao diện thân thiện và khả năng tùy chỉnh, các phần mềm này sẽ giúp bạn tạo ra những bài kiểm tra và trò chơi học tập phong phú và hấp dẫn cho học sinh của mình. Hãy cùng khám phá!

Phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm #1: ActivePresenter

ActivePresenter là một phần mềm eLearning được phát triển bởi các kỹ sư công nghệ người Việt. Phần mềm này ngoài chức năng tạo bài giảng eLearning tương tác thì còn tích hợp ghi lại chuyển động trên màn hình máy tínhchỉnh sửa video. ActivePresenter cung cấp nhiều loại câu hỏi như Đúng/sai, Điền vào chỗ trống, Kéo thả,… Phần mềm còn có sẵn nhiều loại đối tượng tương tác giúp tối ưu hóa thời gian thiết kế. Sau khi hoàn thiện tạo câu hỏi trắc nghiệm, bạn có thể xuất những câu hỏi này ra các định dạng HTML5, SCORM, hoặc xAPI. Và đăng tải lên các hệ thống quản lý học tập LMS để theo dõi tiến trình và kết quả làm bài của học sinh. 

phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm ActivePresenter

Ưu điểm

  • Giao diện đơn giản, dễ hiểu, hỗ trợ giao diện Tiếng Việt
  • Có thể cài đặt và sử dụng trên cả hệ điều hành Windows và macOS
  • Cung cấp tới 13 loại câu hỏi như Đúng/Sai, Điền vào chỗ trống, Sắp xếp theo thứ tự, Kéo thả…
  • Cho phép nhập các câu hỏi bên ngoài từ các tập tin CVS và GIFT
  • Cung cấp các đối tượng tương tác linh hoạt có sẵn như Nút, Bộ đếm thời gian, Ô văn bản,..
  • Cho phép xuất câu hỏi trắc nghiệm ra nhiều định dạng khác nhau. Sau đó đăng tải lên nhiều hệ thống quản lý học tập LMS
  • Không giới hạn thời gian sử dụng và tính năng trong phiên bản dùng thử miễn phí
  • Tải về có thể sử dụng được ngay mà không cần đăng ký tài khoản

Nhược điểm

  • Có hình mờ bản quyền watermark trong phiên bản dùng thử miễn phí
  • Không hỗ trợ tính năng cộng tác đồng thời

Để xóa watermark, bạn cần đăng ký phiên bản Pro. Hiện nay ActivePresenter đang có phiên bản Pro EDU với giá ưu đãi giáo dục dành riêng cho học sinh, sinh viên, giáo viên, các tổ chức giáo dục và tổ chức phi lợi nhuận.

banner-xu-huong-giao-duc

Công cụ tạo câu hỏi trắc nghiệm #2: Typeform

Đối với các giáo viên bận rộn thì Typeform là một trong những ứng dụng tạo câu hỏi trắc nghiệm khá nhanh chóng. Vì là ứng dụng online nên không cần cài đặt. Nhưng bạn sẽ phải đăng ký tài khoản thì mới có thể sử dụng. Ứng dụng này có giao diện người dùng tương đối trực quan và dễ hiểu. Typeform cũng cung cấp một số loại câu hỏi được thiết lập sẵn như Multiple Choice, Yes/No, Short Answer và Long Answer,… Bạn chỉ cần gõ câu hỏi của mình, chỉnh sửa câu trả lời và thêm nội dung hình ảnh cho mỗi câu hỏi. Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh font chữ, màu sắc, chủ đề và bố cục.

Điểm khác biệt của Typeform so với các phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm khác là khả năng điều hướng câu hỏi. Điều đó có nghĩa là giáo viên có thể đưa ra một câu hỏi bất kỳ cho học sinh dựa trên câu trả lời ở câu hỏi trước đó. 

phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm Typeform

Ưu điểm

  • Cung cấp tính năng điều hướng câu hỏi
  • Hỗ trợ tính năng cộng tác đồng thời.
  • Có nhiều template bắt mắt
  • Cung cấp nhiều bộ sưu tập hình ảnh Unsplash
  • Giao diện trực quan, dễ sử dụng

Nhược điểm

  • Phải đăng ký tài khoản trước khi sử dụng
  • Có ít loại câu hỏi trắc nghiệm
  • Phiên bản miễn phí bị giới hạn tính năng
  • Phiên bản trả phí có giá thành tương đối cao
Truy cập Typeform

Ứng dụng tạo câu hỏi trắc nghiệm #3: Google Forms

Tiếp theo trong danh sách là Google Forms. Tương tự như Typeform, Google Forms cũng là một ứng dụng tạo câu hỏi trắc nghiệm online thông qua một tài khoản Google. Mọi thao tác đều được thực hiện trên một trình duyệt web, không yêu cầu cài đặt. Ngoài ra, công cụ này liên kết với các công cụ Google khác như Google Sheets. Vì vậy, việc theo dõi dữ liệu của học sinh trở nên vô cùng dễ dàng.

phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm Google Forms

Google Forms bao gồm một số loại câu hỏi như Short Answer, Paragraphs, Multiple Selection, Check Box,.. Tuy nhiên, về mặt tùy chỉnh, công cụ này có thể kém hơn so với các phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm khác. Do bị giơi hạn về font chữ và bố cục. Vì vậy Google Forms không phải là lựa chọn phù hợp khi bạn muốn tạo ra các loại trò chơi và câu hỏi nâng cao.

Ưu điểm

  • Tạo bài kiểm tra trực tuyến miễn phí
  • Cho phép cộng tác đồng thời
  • Giao diện người dùng trực quan
  • Tích hợp Google Sheets
  • Hoạt động tốt trên cả máy tính và điện thoại di động

Nhược điểm

  • Cung cấp ít loại câu hỏi trắc nghiệm
  • Tùy chỉnh thiết kế bị giới hạn
Truy cập Google Forms

Công cụ tạo câu hỏi trắc nghiệm #4: Quizlet

Quizlet là một trong những công cụ hữu ích giúp tạo câu hỏi trắc nghiệm miễn phí dành cho giáo viên. Về cơ bản, Quizlet là một thư viện lớn bao gồm nhiều bài giảng dưới dạng các thẻ học. Công cụ này cho phép bạn chỉnh sửa các thẻ học bằng cách thay đổi câu hỏi và thêm hình ảnh/video.

Công cụ tạo câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến này cũng cung cấp một loạt các chế độ tương tác rất phong phú như:
  • Chế độ Spell sẽ đọc một thuật ngữ hoặc định nghĩa và yêu cầu học sinh gõ những gì họ nghe được. Do đó chế độ này phù hợp để luyện tập kỹ năng đánh vần và phát âm.
  • Với chế độ Test, học sinh phải trả lời các câu hỏi ở các dạng câu hỏi khác nhau.
  • Trong chế độ Match, học sinh phải nối thuật ngữ và định nghĩa tương ứng càng nhanh càng tốt. 
  • Gravity là một trò chơi đòi hỏi học sinh cần trả lời nhanh.
  • Chế độ Live là chế độ trò chơi mà học sinh có thể làm việc nhóm với nhau. Do đó chế độ này luôn tạo ra không khí hứng khởi và tinh thần cạnh tranh trong lớp học.
  • Chế độ Learn có thể được coi là tính năng thú vị nhất của Quizlet. Chế độ này giúp tạo ra một kế hoạch học tập tùy chỉnh với từng cá nhân. Khi học sinh trả lời đúng càng nhiều câu hỏi thì họ sẽ phải trả lời các câu hỏi khó hơn.

Ngoài ra, Quizlet còn có thể theo dõi điểm số. Giáo viên có thể xem mức độ tiến bộ của học sinh. Các bạn cùng lớp cũng có thể cạnh tranh với nhau để xếp hạng cao nhất.

phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm Quizlet

Ưu điểm

  • Cho phép tạo bài kiểm tra trực tuyến miễn phí
  • Kết hợp các tính năng tùy chỉnh
  • Hỗ trợ thêm bài nhạc, bản ghi âm và hình ảnh thông qua thư viện Freepik
  • Giao diện người dùng trực quan
  • Hoạt động tốt trên cả máy tính và điện thoại di động

Nhược điểm

  • Cung cấp ít loại câu hỏi
  • Không cho phép chỉnh sửa font chữ, màu sắc hoặc bố cục của bài kiểm tra
  • Hầu hết các chế độ phù hợp cho việc học ngôn ngữ hơn là các môn học khác
  • Hầu hết các hoạt động có sẵn phù hợp cho học sinh tham gia riêng lẻ. Chỉ có chế độ Live phù hợp cho các hoạt động trong lớp học
  • Bản dùng thử miễn phí yêu cầu đăng ký tài khoản và xác nhận phương thức thanh toán
Truy cập Quizlet 

Công cụ tạo câu hỏi trắc nghiệm #5: Kahoot

Cuối cùng trong danh sách này là Kahoot. Có thể nói rằng phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến miễn phí này không còn quá xa lạ gì. Ngoài giao diện bắt mắt và dễ sử dụng, nền tảng này còn có phần nhạc nền tạo cảm hứng và bảng điểm thời gian thực. Kahoot phù hợp cho cả các hoạt động trong lớp học, bài tập về nhà cũng như công việc.

Cũng giống như Quizlet, Kahoot cho phép bạn chỉnh sửa câu hỏi và thêm hình ảnh/video vào câu hỏi. Tuy nhiên, bạn không thể điều chỉnh font chữ và bố cục được thiết lập trước. Ngoài ra, ứng dụng bị giới hạn trong một số loại câu hỏi như True/False, Multiple Choice, Gap Filling,… Điều này làm hạn chế khả năng của giáo viên khi muốn tạo ra các trò chơi tùy chỉnh hơn.

phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm Kahoot

Ưu điểm

  • Tạo ra các bài kiểm tra trực tuyến miễn phí
  • Giao diện dễ sử dụng
  • Hoạt động trên cả máy tính và điện thoại di động
  • Có nhạc nền, màu sắc và bố cục trò chơi thu hút

Nhược điểm

  • Loại câu hỏi trắc nghiệm có giới hạn
  • Không cho phép chỉnh sửa font chữ, màu sắc và bố cục của bài kiểm tra
  • Yêu cầu tài khoản đăng ký trước khi sử dụng
Truy cập Kahoot

Lời kết

Trên đây là top 5 ứng dụng/phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm tốt nhất cho giáo viên. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn chọn ra công cụ phù hợp nhất với mục đích của mình.

tải ActivePresenter

Xem thêm: