Một bài giảng eLearning có tính tương tác cao giúp nâng cao trải nghiệm học tập và sự hứng thú của người học. Bài viết này sẽ gợi ý các cách để thiết kế và phát triển một bài giảng điện tử tương tác hấp dẫn.
Tại sao cần thêm tính tương tác cho bài giảng eLearning
Nội dung eLearning tương tác giúp người học tham gia tích cực vào quá trình học tập. Điều này giúp họ nhớ thông tin tốt hơn và làm cho việc học trở nên thú vị hơn.
Đặc biệt, nội dung eLearning tương tác có những lợi ích sau:
- Tăng cường sự tham gia: Người học có khả năng tập trung cao hơn.
- Nâng cao khả năng nhớ: Sự tham gia tích cực giúp nhớ thông tin tốt hơn.
- Phản hồi tức thì: Các yếu tố tương tác như bài kiểm tra cung cấp phản hồi ngay lập tức. Từ đó hỗ trợ người học tự đánh giá năng lực của mình.
- Trải nghiệm học tập nâng cao: Các hoạt động đa dạng đáp ứng các phong cách học tập khác nhau.
Các bước tạo bài giảng eLearning tương tác
Dưới đây là 6 bước đơn giản giúp bạn tạo bài giảng eLearning tương tác hấp dẫn một cách dễ dàng:
Bước 1: Xác định mục tiêu học tập
Đặt mục tiêu rõ ràng
Việc đặt mục tiêu học tập rõ ràng cho cả người dạy và người học giúp bài giảng đi đúng hướng, nội dung dễ hiểu và dễ theo dõi hơn. Những mục tiêu này cũng giúp tạo ra các bài kiểm tra đánh giá chính xác mức độ học tập của người học. Hơn nữa, người học sẽ hứng thú và tập trung vào những gì họ cần đạt được, cải thiện trải nghiệm học tập.
Hiểu rõ đối tượng học tập
Hiểu nhu cầu, sở thích và trình độ kỹ năng của đối tượng mục tiêu. Điều này sẽ giúp tạo ra nội dung hữu ích và thú vị cho họ. Có thể thêm các ví dụ và hoạt động mà họ sẽ thích vào bài giảng eLearning tương tác của mình.
Bước 2: Tạo dàn ý bài giảng
Tạo dàn ý
Tạo dàn ý bao gồm các chủ đề bạn muốn đưa vào. Điều này sẽ đóng vai trò như một bản đồ cho quá trình phát triển bài giảng của bạn. Nếu bài giảng dài hãy chia các chủ đề lớn thành các chủ đề nhỏ hơn. Và sắp xếp chúng theo thứ tự hợp lý.
Lập kế hoạch thêm tính tương tác
Tính tương tác trong bài giảng eLearning làm cho việc học trở nên hấp dẫn và thú vị hơn. Bạn có thể lên kế hoạch bao gồm các bài kiểm tra, hoạt động kéo thả, mô phỏng và diễn đàn thảo luận vào các bài giảng của mình. Thêm video và các trường hợp tương tác cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Các yếu tố đa dạng có thể làm cho bài giảng hấp dẫn hơn và phù hợp với nhiều trình độ học tập khác nhau.
Bước 3: Phát triển nội dung
Có nhiều yếu tố giúp cho bài giảng điện tử eLearning của bạn trở nên thu hút hơn. Ví dụ như audio, video, văn bản hoặc các thành phần tương tác.
Sử dụng đa phương tiện
Video, âm thanh, hình ảnh và hoạt hình có thể làm cho nội dung của bạn trở nên sống động. Các loại phương tiện này giúp giải thích ý tưởng tốt hơn và thu hút người học hơn. Bạn có thể thêm nhiều loại video vào bài giảng eLearning để nâng cao trải nghiệm học tập.
Dưới đây là một số loại video thường được sử dụng:
- Video hướng dẫn: Video hướng dẫn từng bước cách thực hiện một tác vụ hoặc sử dụng một công cụ.
- Video bài giảng: Video ghi hình của người dạy học hoặc người thuyết trình.
- Video hoạt hình: Video phim hoạt hình minh họa khái niệm hoặc kể câu chuyện.
- Video ghi màn hình: Video ghi lại màn hình máy tính để trình bày phần mềm hoặc công cụ trực tuyến.
- Video minh họa: Video hiển thị cách làm một việc nào đó trong thực tế. Ví dụ như thí nghiệm khoa học hoặc công thức nấu ăn.
Ngoài ra, đối với audio và hình ảnh có nguồn từ các kho miễn phí trên Internet, bạn nên kiểm tra kỹ giấy phép để tránh bất kỳ hạn chế nào về việc sử dụng.
Viết văn bản hấp dẫn
Đảm bảo câu chữ rõ ràng, súc tích và hấp dẫn. Viết theo cách dễ hiểu và đi thẳng vào vấn đề, sử dụng ngôn ngữ thân thiện và đơn giản. Tránh sử dụng từ ngữ phức tạp và câu dài. Hãy đảm bảo rằng người đọc cảm thấy như bạn đang nói trực tiếp với họ.
Tạo các yếu tố tương tác trong bài giảng eLearning
Bạn có thể thiết kế các hoạt động để người học chủ động tham gia. Bao gồm các nhiệm vụ yêu cầu người học làm điều gì đó, không chỉ xem hoặc đọc. Các hoạt động này có thể đơn giản như bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc phức tạp hơn như mô phỏng. Ví dụ:
- Bài kiểm tra và đánh giá. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi đúng/sai và câu hỏi ngắn để củng cố kiến thức.
- Hoạt động kéo thả. Cho phép người học khớp các mục với nội dung tương ứng, phân loại thông tin hoặc sắp xếp theo thứ tự.
- Trò chơi và game hóa. Sử dụng các yếu tố trò chơi như điểm số, huy hiệu và bảng xếp hạng để thúc đẩy người học.
- Video tương tác. Bao gồm bài kiểm tra, các yếu tố có thể nhấp vào hoặc các tính năng tương tác khác.
- Mô phỏng: Tạo ra các tình huống thực tế mà người học có thể áp dụng kiến thức của mình.
- Diễn đàn thảo luận: Tạo môi trường cho người học tự tương tác và hợp tác với nhau.
Hãy lưu ý rằng các yếu tố tương tác phải dễ hiểu và dễ điều hướng. Ngoài ra, bạn cũng có thể cung cấp hướng dẫn rõ ràng và phản hồi cho từng tương tác.
Bước 4: Chọn công cụ thiết kế bài giảng eLearning phù hợp
Bây giờ là lúc để đưa tất cả sự chuẩn bị của bạn vào bài giảng. Chọn công cụ thiết kế bài giảng eLearning phù hợp là rất quan trọng để tạo ra bài giảng eLearning tương tác hiệu quả và hấp dẫn. Và ActivePresenter là một trong số đó.
ActivePresenter là một ứng dụng hoạt động tốt trên cả hai hệ điều hành Windows và macOS. Ứng dụng có giao diện người dùng trực quan. Bạn có thể dễ dàng thiết kế các slide bằng video, hình ảnh, audio, văn bản,… Công cụ này cũng cung cấp một bộ tính năng hoàn chỉnh từ ghi màn hình đến các tính năng để tạo nội dung đa phương tiện. Ngoài ra, ActivePresenter còn hỗ trợ nhiều yếu tố tương tác. Ví dụ như bài kiểm tra có sẵn điểm số, phản hồi, hoạt động kéo thả, giúp nâng cao sự hứng thú của người học.
Nếu bạn đang cần tạo bài giảng eLearning kèm câu hỏi trong đó mà không cần mất nhiều thời gian thiết kế thì có thể dùng thử uPresenter. Đây là một công cụ sử dụng AI để tạo bài giảng một cách nhanh chóng. Bạn chỉ cần nhập chủ đề bài giảng vào uPresenter và để công cụ này làm nốt phần còn lại.
Bước 5: Đảm bảo nội dung eLearning thân thiện với thiết bị di động và dễ truy cập
Đảm bảo nội dung eLearning bạn tạo chạy hoàn hảo trên các thiết bị và kích thước màn hình khác nhau như PC, Mac, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Và ActivePresenter có thể giúp bạn nhờ vào tính năng thiết kế responsive, làm cho các bài giảng tương thích với nhiều thiết bị.
Hơn nữa, ActivePresenter còn làm cho nội dung điện tử này dễ tiếp cận hơn với người học khuyết tật. Họ có thể sử dụng phần mềm đọc màn hình để học nội dung bài giảng được tạo bằng ActivePresenter.
Bước 6: Xuất bản bài giảng eLearning tương tác
Bạn có thể sử dụng ActivePresenter để xuất bản bài giảng tương tác của mình.
ActivePresenter cho phép bạn xuất bản nội dung ra nhiều định dạng khác nhau như video, định dạng tài liệu, HTML5, SCORM hoặc xAPI hoặc xuất bản lên các Hệ thống quản lý học tập LMS.
Định dạng xuất bản phụ thuộc vào mục tiêu và nơi bạn sẽ chia sẻ nội dung đó. Nếu bạn muốn tải bài giảng lên mạng hoặc hiển thị nó trên blog của mình, hãy sử dụng định dạng HTML5. Nếu bạn muốn tải lên LMS để theo dõi kết quả học tập của người học, hãy kiểm tra xem LMS đó hỗ trợ định dạng eLearning nào, như SCORM hoặc xAPI. Hơn nữa, khi bạn chỉ cần ghi lại màn hình máy tính và không cần tính tương tác thì định dạng video là phù hợp.
Lời kết
Việc tạo bài giảng eLearning tương tác liên quan đến việc lập kế hoạch cẩn thận, thiết kế sáng tạo và chuyên môn kỹ thuật. Làm theo các bước này, bạn có thể phát triển một khóa học hấp dẫn, hiệu quả. Dù bạn là người mới hay có kinh nghiệm, hướng dẫn này giúp tạo trải nghiệm học tập thành công.
Xem thêm: