(Last Updated On: December 22, 2022)

Mô phỏng tương tác là gì? Và tại sao nên áp dụng mô phỏng tương tác trong đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Như chúng ta đều biết, đối với việc vận hành và phát triển của một doanh nghiệp thì không thể không nhắc đến quá trình đào tạo nhân viên. Bởi lẽ trình độ của nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự trợ giúp đắc lực từ những tiến bộ công nghệ, nhiều tổ chức doanh nghiệp đã và đang áp dụng các phương pháp đào tạo nhân viên trực tuyến thay vì các phương pháp truyền thống trước kia. Trong đó, phương pháp trực tuyến phổ biến nhất là mô phỏng tương tác (hay còn gọi là “Interactive simulation”).

Vậy mô phỏng tương tác là gì? Lợi ích mà mô phỏng tương tác mang lại? Và làm thế nào để tạo ra một mô phỏng tương tác hiệu quả trong đào tạo nhân viên? Chúng ta hãy cùng tìm ra lời giải cho các câu hỏi này trong bài viết ngày hôm nay.

  1. Mô phỏng tương tác là gì?
  2. Những loại mô phỏng tương tác phổ biến trong đào tạo nhân viên
  3. Làm thế nào để tạo một mô phỏng tương tác hiệu quả?

Mô Phỏng Tương Tác Là Gì?

Mô phỏng tương tác trong doanh nghiệp

1. Định Nghĩa

Đúng như tên gọi “mô phỏng tương tác”, phương pháp này mô phỏng lại các hoạt động/ công việc của nhân viên tại nơi làm việc trong một môi trường ảo và ít rủi ro. Nhờ đó nhân viên có thể tương tác, trải nghiệm và giải quyết vấn đề trong các tình huống ảo. Các tình huống này được mô phỏng theo các tình huống có khả năng xảy ra trong thực tế. Việc này giúp giảm thiểu rủi ro không đáng có khi gặp các tình huống tương tự trong quá trình làm việc. Phương pháp này cũng có thể giúp nhân viên hào hứng hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng, bồi đắp sự tự tin và học hỏi thêm kiến thức. 

Có thể nói rằng sử dụng mô phỏng tương tác là giải pháp tiết kiệm tài chính cho tổ chức doanh nghiệp. Chẳng hạn như cắt giảm thời gian và chi phí đào tạo. Bên cạnh đó, phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Nó còn giúp quá trình đào tạo nhân viên hiệu quả hơn so với nhiều phương pháp truyền thống. 

2. Lợi Ích

Sau đây là một số lợi ích mà mô phỏng tương tác mang lại:

  • Linh hoạt và thuận tiện. Nhân viên có thể tham gia mô phỏng ở bất kỳ địa điểm và thời gian nào họ muốn.
  • Đem lại trải nghiệm như đang làm việc trong thực tế. Cùng với cơ hội được nhập vai trong các mô phỏng tình huống thực tế, nhân viên sẽ dễ dàng thu nhận được kiến thức hơn là chỉ đơn thuần tiếp thu thụ động thông qua nghe và đọc. 
  • Giúp tăng khả năng ghi nhớ thông tin. Mô phỏng tương tác chứa nhiều nguồn tham khảo sống động như hình ảnh, video và âm thanh. Những nguồn tài nguyên này sẽ giúp nhân viên dễ dàng ghi nhớ thông tin hơn. 
  • Đưa ra phản hồi nhanh chóng. Các phản hồi tức thì rất hữu ích để đánh giá kết quả của nhân viên tại một thời điểm nhất định. Những phản hồi kịp thời này giúp nhân viên nhận ra điểm sai của mình. Sau đó, họ sẽ đưa ra những điều chỉnh/sửa đổi phù hợp. 

Những Loại Mô Phỏng Tương Tác Phổ Biến Trong Đào Tạo Nhân Viên

Qua những luận điểm trên, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà mô phỏng tương tác mang lại. Vì vậy mà ngày càng nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng phương pháp này vào trong quá trình đào tạo nhân viên của mình. Phương pháp này được thiết kế với nhiều loại hình tùy vào các mục đích đào tạo khác nhau. Sau đây hãy cùng điểm qua một số loại mô phỏng tương tác phổ biến trong đào tạo nhân viên.

Mô Phỏng Hội Thoại (Dialog Simulation)

Có thể nói rằng mô phỏng hội thoại đang là loại mô phỏng tương tác phổ biến nhất hiện nay. Loại mô phỏng này được thiết kế nhằm đáp ứng nhiều mục đích đào tạo khác nhau của doanh nghiệp. Ví dụ như đào tạo về tuân thủ doanh nghiệp, kỹ năng mềm hay mô phỏng nghiệp vụ bán hàng,…

Về khái niệm cụ thể, mô phỏng hội thoại thực chất là mô phỏng lại những tình huống hội thoại có thể xảy ra trên thực tế giữa người học và một người khác đóng vai trò như khách hàng hoặc đồng nghiệp,…

mô phỏng hội thoại

Điểm nổi bật của mô phỏng hội thoại là xây dựng được nhiều tình huống khác nhau. Trong đó, mỗi lựa chọn trong mỗi tình huống sẽ dẫn đến các kết quả khác nhau. Họ sẽ lựa chọn một trong những phương án có sẵn và sau đó nhận được phản hồi tương ứng. Loại mô phỏng này không chỉ giúp nhân viên nâng cao kỹ năng giao tiếp của bản thân mà còn giúp họ rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết như kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng đưa ra quyết định. 

Mô Phỏng Tương Tác Phần Mềm (Software Simulation)

Doanh nghiệp của bạn đang áp dụng công nghệ mới? Bạn muốn nhân viên của mình có thể hiểu rõ cách thức hoạt động của một phần mềm nào đó? Bạn muốn đơn giản hóa quá trình đào tạo cho nhân viên mà vẫn mang lại cho họ trải nghiệm sử dụng thực tế? Điều đó hoàn toàn có thể nhờ có mô phỏng tương tác phần mềm. 

Mô phỏng tương tác phần mềm là quá trình mô phỏng lại tương tác của người dùng trong một phần mềm/chương trình theo thời gian thực. Mô phỏng này giúp nhân viên có một cái nhìn sâu sắc về các hoạt động của một chương trình. Nhân viên còn có thể thu nhận được thông tin mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống thực tế. 

Nhờ đó, nhân viên không chỉ được đào tạo qua quan sát mà còn có thể tự mình tương tác và thực hành từng bước theo hoạt động của chương trình. Điều này giúp nhân viên có được trải nghiệm thú vị hơn trong quá trình đào tạo. 

mô phỏng phần mềm

Trò Chơi eLearning

Quá trình đào tạo nhân viên có thể trở nên vui nhộn và tương tác nhiều hơn thông qua các trò chơi eLearning. Các tình huống thực tế sẽ được mô phỏng lại dưới nhiều dạng trò chơi thú vị. Trò chơi nên được thiết kế tập trung vào nội dung cần đào tạo cho người học, cách họ sẽ tiếp nhận kiến thức có liên quan như thế nào. Và áp dụng kiến thức đó vào công việc của mình ra sao thay vì chỉ đơn giản đưa ra yêu cầu người học giành chiến thắng trong trò chơi đó. 

trò chơi eLearning

Các trò chơi eLearning cũng thường có một số yếu tố giúp tăng tính cạnh tranh. Ví dụ như điểm số, huy hiệu hay bảng xếp hạng. Những yếu tố này nên được sử dụng để tạo ra môi trường cạnh tranh để thúc đẩy nhân viên. Vệc game hóa nội dung đào tạo là một phương pháp hiệu quả giúp nhân viên hào hứng hơn. Phương pháp này cũng khuyến khích nhân viên phát triển nhiều kỹ năng cần thiết như quản lý thời gian, làm việc nhóm, tư duy phản biện. Và hơn thế, thúc đẩy tinh thần cạnh tranh lành mạnh. 

Làm Thế Nào Để Tạo Ra Một Mô Phỏng Tương Tác Hiệu Quả?

Trên đây là 3 loại mô phỏng tương tác phổ biến nhất được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp. Mô phỏng tương tác đang rất thành công trong việc truyền tải nội dung đào tạo cho nhân viên thông qua thúc đẩy sự tham gia của họ và giúp họ ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể tạo ra mô phỏng tương tác một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu 3 bước sau đây.

Bước 1. Lập Kế Hoạch

Bước đầu tiên bạn cần làm khi thiết kế đào tạo mô phỏng là lập kế hoạch. Trong bản kế hoạch này, bạn nên xác định rõ loại mô phỏng nào mà mình muốn thực hiện. Và mục tiêu nhân viên sẽ đạt được sau khi hoàn thành khóa đào tạo này.

Ví dụ như nếu bạn muốn thiết kế một mô phỏng tương tác để nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng cho nhân viên thì bạn cần tính toán đến các tình huống có thể xảy ra trên thực tế giữa khách hàng và nhân viên. Sau đó, đưa các tình huống đó vào mô phỏng. Ngoài ra, một số yếu tố như bối cảnh hay nhân vật cũng cần được xem xét.

Nếu bạn muốn đào tạo nhân viên về một phần mềm/chương trình mới thì bạn phải đảm bảo được khả năng am hiểu phần mềm của mình. Hiểu biết sâu rộng về phần mềm đó giúp bạn cung cấp cho nhân viên của mình các mẹo và thủ thuật trong một số bước. Hơn nữa, khi thực hiện mô phỏng thì quá trình mô phỏng cần được rõ ràng và dễ thực hiện.

Bước 2: Xác Định Mức Độ Tương Tác

Ở một mức độ nào đó, mô phỏng tương tác là một loại mô phỏng eLearning. Trong đó tương tác đóng một vai trò quan trọng. Vì lý do này, bạn nên xác định mức độ tương tác trước tiên.

Một số mô phỏng cơ bản chỉ cần tương tác đơn giản như kéo-thả. Trong khi đó, một số mô phỏng phức tạp có thể cần một quy trình tương tác phức tạp hơn. Việc xác định mức độ tương tác ngay từ đầu giúp bạn dễ dàng hình dung ra sản phẩm mô phỏng cuối cùng như thế nào.

Nếu mô phỏng của bạn có nhiều chi tiết và tương tác mà cần phải lập trình thì bạn nên lựa chọn một công cụ tích hợp nhiều mẫu bố cục và hệ thống tính năng tạo tương tác sẵn có. 

Bước 3: Lựa Chọn Công Cụ Thiết Kế Mô Phỏng Phù Hợp

Ngày nay, có rất nhiều công cụ có thể giúp bạn tạo các khóa đào tạo mô phỏng dễ dàng. Trong số đó, ActivePresenter là một công cụ tối ưu đáp ứng tất cả những gì bạn cần. Bất kể là mô phỏng hội thoại, mô phỏng tương tác phần mềm hay trò chơi eLearning, bạn đều có thể tạo ra chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng qua một vài bước đơn giản.

Tạo mô phỏng với ActivePresenter

Các Tính Năng Nổi Bật Trong Phần Mềm ActivePresenter

  • Chụp và phản hồi thông minh. Đây là tính năng thường được sử dụng để tạo mô phỏng phần mềm. Tính năng này tự động chụp lại thao tác trên màn hình khi bạn nhấp chuột hoặc gõ bàn phím. Sau đó, mỗi thao tác sẽ được chuyển đổi thành một slide tương ứng. Ngoài ra, ActivePresenter còn tự động tạo mô tả cho mỗi thao tác, phản hồi đúng/sai hay gợi ý.
  • Tính tương tác. Bạn có thể sử dụng nhiều sự kiện-hành động có sẵn trong ActivePresenter để tạo ra các tình huống khác nhau. Ví dụ thiết lập sự kiện cho một đối tượng và hành động khi sự kiện đó xảy ra. Cụ thể hơn, khi nhân viên nhấp chuột vào một phương án bất kỳ trong mô phỏng hội thoại, bạn có thể thiết lập cho phản hồi tương ứng của phương án đó hiện ra bằng cách thêm hành động Chuyển đến Slide tương ứng vào sự kiện Nhấp chuột của phương án đó. 
  • Câu hỏi. Công cụ này cung cấp tới 11 loại câu hỏi khác nhau với nhiều tính năng tương tác phong phú. Nhờ đó, bạn có thể tạo ra hàng loạt các trò chơi eLearning thú vị.
  • Xuất ra HTML5. Để có thể tương tác được thì nội dung đầu ra phải là định dạng HTML5. Và ActivePresenter cho phép bạn làm điều đó. Không những thế, nội dung của bạn còn có thể hiển thị hoàn hảo trên mọi trình duyệt và thiết bị như máy tính để bàn, máy tính bảng hay điện thoại thông minh.

Lời Kết

Nhìn chung, mô phỏng tương tác tạo cơ hội cho nhân viên rèn luyện và nâng cao các kỹ năng của mình trong một môi trường ít rủi ro. Để tạo ra được những nội dung chất lượng thường đòi hỏi nhiều thời gian. Việc tạo ra được một khóa đào tạo mô phỏng hiệu quả và ấn tượng không phải là ngoại lệ. Nhưng với công cụ tạo bài giảng e-Learning tích hợp quay màn hình chuyên nghiệp như ActivePresenter thì việc tạo ra một thế giới mô phỏng hấp dẫn cho nhân viên giờ chỉ còn là chuyện nhỏ. Hãy để ActivePresenter đồng hành cùng bạn! Chúc các bạn thành công!

Tải xuống ActivePresenter và dùng thử không giới hạn các tính năng hoàn toàn miễn phí!
tải ActivePresenter