Các đối tượng tương tác luôn là yếu tố thiết yếu trong bài giảng eLearning. Chúng biến các slide nhiều chữ nhàm chán trở thành bài giảng tương tác sống động và thú vị. Hãy cùng tìm hiểu các loại tương tác phổ biến nhất trong bài giảng eLearning trong bài viết hôm nay.
Như các bạn đã biết, trong bài giảng truyền thống, giáo viên và học sinh sử dụng công cụ giấy, bút, bảng, phấn… Việc tương tác được thực hiện trực tiếp như hỏi-đáp, thảo luận, giơ tay phát biểu ý kiến. Còn với một bài giảng eLearning, công cụ học tập là máy tính và chuột. Các thao tác chính trở thành nhấp chuột, giữ chuột, di chuột hay gõ văn bản. Nếu bài giảng chỉ có nội dung dạng văn bản và các thao tác như vậy, học sinh khó mà theo dõi được trong thời gian dài. Đặc biệt là khi thiếu đi không khí học tập trực tiếp của cả tập thể.
Do đó, việc thu hút sự chú ý của người học là vô cùng cần thiết. Ngoài các thao tác cơ bản trên, hãy tạo thêm các đối tượng tương tác vào bài giảng. Các đối tượng này có thể là một nhân vật phát ra tiếng nói, trò chơi hay các tình huống. Chúng vừa giúp học sinh luyện tập kiến thức đã học, vừa tăng tương tác, hứng thú cho bài giảng. Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các đối tượng tương tác phổ biến nhất trong bài giảng eLearning.
4 Đối Tượng Tương Tác Phổ Biến Nhất Trong eLearning
1. Nhân Vật Minh Họa
Đối tượng tương tác phổ biến đầu tiên trong eLearning là nhân vật minh họa. Đó là một nhân vật hoạt hình có thể “phát ra tiếng nói” hoặc là người hướng dẫn trong video. Nhân vật này dùng để đọc lời hướng dẫn, chú ý, đưa lời khuyên hoặc phản hồi. Chúng cũng có thể mô phỏng một cuộc hội thoại để đưa kiến thức tới người học. Đây là một cách rất hay để làm bài giảng của bạn thu hút sự chú ý của người học. Các nhân vật sống động mang lại cảm giác mới mẻ, chân thực hơn. Từ đó, chúng làm tăng mối liên kết của học sinh với bài giảng của bạn.
Khi xây dựng các nhân vật, hãy đặt tên và xác định rõ vai trò mà từng nhân vật sẽ đảm nhận trong suốt khóa học. “Người ấy” có thể là người chuyên cung cấp thông tin, hướng dẫn hay hỗ trợ xuyên suốt khóa học. Hoặc, đó là một nhân vật đang cần bạn trợ giúp để vượt qua thử thách. Hãy tạo một vài nhân vật như thế để luân phiên đồng hành với người học trong suốt khóa học. Ấn tượng về mỗi nhân vật sẽ mang lại ấn tượng về bài học cho người học, giúp họ nhớ bài giảng tốt hơn.
2. Trò Chơi
Chúng ta vẫn thường nói: “Học mà chơi, chơi mà học”. Quả thực, sử dụng trò chơi trong dạy học là một cách để thu hút sự chú ý và tạo sự hào hứng cho người học. Nó giúp ngắt cơn căng thẳng khi học tập trong thời gian dài. Ngoài ra, nó còn làm tăng khả năng hồi tưởng và ghi nhớ thông tin của người học. Từ đó, khóa học của bạn trở nên bớt áp lực, vui vẻ và hiệu quả hơn.
Một trò chơi nói chung bao gồm tên trò chơi, hướng dẫn chơi và quyền lợi cho người chơi. Để đảm bảo thời lượng bài học, trò chơi được giới hạn thời gian. Cuối cùng, để thêm phần hào hứng và cạnh tranh, người chơi sẽ có giải thưởng. Giải thưởng được tượng trưng bằng ngôi sao, tiền ảo, điểm số hay một ưu đãi nào đó có thể dùng sau này. Người học có thể nhận thưởng ngay hoặc tích lũy lại để đánh giá thành tích sau này. Dù bằng hình thức nào, khi chơi trò chơi người chơi bắt buộc phải nhớ và vận dụng kiến thức. Khi đạt thành tích, họ sẽ có cảm giác thành tựu và kích thích họ học tập hăng say hơn.
3. Câu Hỏi Tình Huống
Câu hỏi tình huống là ví dụ về các trường hợp có thể xảy ra trong thực tế của một vấn đề. Nó chứa đựng mâu thuẫn giữa cái người học đã biết hoặc chưa biết. Yêu cầu đưa ra là người học phải áp dụng kiến thức để giải quyết tình huống. Các câu hỏi như thế này sẽ khơi dậy trí tò mò của người học, kích thích họ tư duy và vận dụng kiến thức đã học. Các giáo viên dựa trên kinh nghiệm của mình để tạo một hoặc nhiều tình huống thường gặp. Sau đó, họ khéo léo đưa vào bài giảng. Các câu hỏi tình huống có thể được trình bày dạng câu hỏi hoặc video bài giảng tương tác. Và tất nhiên, tình huống đặt ra phải rõ ràng, thực tế, đưa ra mâu thuẫn phù hợp với khả năng của người học.
Cụ thể là, giáo viên sẽ đưa ra một tình huống liên quan đến bài học. Tình huống này có sẵn nhiều phương án giải quyết hoặc chưa có phương án nào. Với tình huống có nhiều lựa chọn, người học sẽ suy nghĩ và lựa chọn một phương án giải quyết mình cho là tối ưu. Trong quá trình lựa chọn, người học phải không ngừng cân nhắc việc chọn các phương án. Bên cạnh đó, với những tình huống mở còn bỏ ngỏ phương án giải quyết, người học phải vận dụng hết các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm mà họ có để đưa ra phương án giải quyết tối hợp lý nhất. Điều này giúp tư duy của người họ trở nên nhạy bén và linh hoạt hơn.
4. Các Hành Động Tương Tác Đơn Giản
Ngoài việc thêm các nhân vật minh họa, trò chơi hay câu hỏi tình huống, các hành động tương tác đơn giản hơn cũng rất phổ biến. Đây là giải pháp hiệu quả nếu bạn là người không quen sử dụng công nghệ tin học. Các hành động tương tác đơn giản là gì? Chúng có thể là các hiệu ứng khi đối tượng xuất hiện hoặc biến mất. Hoặc là một đối tượng bị ẩn hiện lên khi bạn di chuột qua một đối tượng khác. Hoặc cũng có thể là âm thanh được phát ra khi người học nhấp vào đối tượng nào đó v.v.
Làm cách nào để tạo những tương tác như vậy? Rất đơn giản, một phần mềm thiết kế eLearning toàn diện, dễ sử dụng như ActivePresenter có thể giúp bạn. Những hành động tương tác đơn giản như trên được thêm rất dễ dàng tại phần Sự kiện – Hành động của mỗi đối tượng. Các bạn có thể sử dụng đối tượng tương tác như Kéo thả hay phản hồi. Ngoài ra, phần mềm còn có 13 dạng câu hỏi tương tác phù hợp cho các loại câu hỏi tình huống khác nhau. Tất cả sẽ giúp bài giảng của bạn thật sinh động và hấp dẫn.
Lời Kết
Các bạn vừa tìm hiểu các đối tượng tương tác phổ biến nhất trong eLearning. Chúng giúp người học có cơ hội tương tác với bài giảng nhiều hơn, từ đó khơi dậy hứng thú trong học tập. Nếu bạn đang tìm một phần mềm tạo bài giảng eLearning, hãy để ActivePresenter đồng hành cùng bạn. Bạn có thể tải về phần mềm này và khám phá các tính năng ngay hôm nay:
Bên cạnh những tính năng cơ bản cho eLearning như: quay, chụp màn hình, tạo và chỉnh sửa video hướng dẫn, video bài giảng, thêm chú thích v.v., ActivePresenter còn mang đến những hành động tương tác thú vị và chuyên nghiệp. Nó chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng khi thiết kế khóa học eLearning của riêng mình.Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua email support@atomisystems.com. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn bất cứ khi nào bạn cần. Và đừng quên truy cập vào trang web, kênh YouTube của chúng tôi để có được những mẹo hay khi thiết kế khóa học eLearning.
Xem thêm:
Top phần mềm eLearning tốt nhất hiện nay
Sử Dụng Ảnh Động GIF Trong eLearning – Tại Sao Không?
Tại Sao Chúng Ta Nên Sử Dụng Video Trong eLearning?
Infographic Là Gì? Định Nghĩa, Phân Loại, Và Công Cụ Thiết Kế