Bài trình chiếu PowerPoint của bạn thiếu sự tương tác với học sinh? Đừng lo lắng. ActivePresenter là phần mềm thiết kế bài giảng eLearning toàn diện giúp chuyển đổi bài giảng PowerPoint sang bài giảng điện tử có tính tương tác cao một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Hiện nay, PowerPoint vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong việc xây dựng bài giảng điện tử. Tuy nhiên, việc thiết kế bài giảng bằng PowerPoint có một số nhược điểm nhất định. Điều đầu tiên phải kể đến là các bài giảng này có tính tương tác không cao. Phương pháp truyền tải thông tin cho người học thông qua việc trình chiếu PowerPoint là tương tác một chiều. Phương pháp này không giúp thầy cô theo dõi được tiến trình và kết quả học tập của từng học sinh. Bên cạnh đó, việc giảng dạy theo phương pháp này tiêu tốn nhiều chi phí in ấn.
Vậy làm thế nào để tận dụng các bài giảng PowerPoint có sẵn? Và nâng cấp chúng thành các bài giảng điện tử có tính tương tác cao?
Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách tạo bài giảng điện tử từ các bài giảng cũ với phần mềm ActivePresenter 8. Tuy nhiên, trước tiên, hãy tìm hiểu về hai hoạt động chủ đạo trong một bài giảng tương tác.
Hai Hoạt Động Chủ Đạo Của Một Bài Giảng Tương Tác
Để chuyển đổi một bài giảng truyền thống được tạo trên PowerPoint thành một bài giảng điện tử có tính tương tác hai chiều, điều đầu tiên, chúng ta cần hiểu hai hoạt động đặc trưng của bài giảng tương tác. Hai hoạt động này bao gồm:
- Các hoạt động trên màn hình máy tính (on-screen activities)
- Các hoạt động lĩnh hội kiến thức (in-brain activities)
Các Hoạt Động Trên Màn Hình Máy Tính (On-Screen Activities)
Các hoạt động trên màn hình máy tính là các hoạt động được thao tác bởi người học trên màn hình máy tính để tương tác với các yếu tố của một khóa học. Ví dụ, người học nhấp chuột vào một nút, di chuột, hoặc kéo một đối tượng trên màn hình. Với loại hoạt động này, người học chưa cần tập trung nhiều vào nội dung của khóa học. Chúng được thiết kế với mục đích giúp người học tương tác với khóa học một cách trực quan. Thông qua các hoạt động khởi động này, thu hút sự chú ý của người học vào khóa học.
Các Hoạt Động Để Lĩnh Hội Kiến Thức (In-Brain Activities)
Trong khi đó, các hoạt động để lĩnh hội kiến thức được thiết kế để người học tương tác trực tiếp với nội dung khóa học. Ví dụ, người học sẽ tiếp thu các kiến thức mới thông qua các hoạt động như đọc, nghe, hoặc giải quyết một tình huống thực tế. Ngoài ra, người học cũng có thể tham gia trả lời các câu hỏi, làm các bài kiểm tra để vận dụng các kiến thức vừa tiếp nhận. Thông qua các hoạt động này, người học có thể lĩnh hội được các kiến thức mới.
Hãy cùng xem ví dụ dưới đây để hiểu hơn về hai loại động này.
Cách Tạo Bài Giảng Điện Tử Tương Tác Tận Dụng Bài Giảng PowerPoint Có Sẵn
Trước khi tìm hiểu cách làm thế nào để nâng cấp một bài giảng truyền thống thành bài giảng điện tử tương tác, hãy thử tham gia vào khóa học Vòng Đời Của Loài Bướm để hiểu rõ ví dụ này.
Giả định rằng bạn đang muốn xây dựng bài giảng điện tử “Vòng Đời Của Loài Bướm” bằng tiếng Anh. Trước đây, bạn đã tạo bài giảng này trên phần mềm PowerPoint. Bài giảng bao gồm 4 slide. Mỗi slide minh họa cho một giai đoạn trong vòng đời của loài bướm:
Như bạn có thể thấy, những slide này khá đơn giản và có tính tương tác không cao. Người học chỉ có thể ngồi đọc thông tin một cách thụ động hoặc lắng nghe những thông tin được cung cấp từ giáo viên. Không có bất cứ hoạt động nào được thiết lập để người học có thể tương tác trực tiếp với nội dung khóa học.
Để chuyển đổi dạng bài giảng truyền thống này sang bài giảng tương tác, thực hiện các bước sau:
- Nhập bài giảng PowerPoint vào phần mềm ActivePresenter
- Thiết kế các hoạt động trên màn hình máy tính
- Thiết kế các hoạt động để lĩnh hội kiến thức
- Xuất bài giảng ra định dạng HTML5
Nhập Bài Giảng PowerPoint Vào Phần Mềm ActivePresenter
Sau khi khởi động phần mềm, nhấp chuột chọn Nhập từ PowerPoint (1). Hoặc trong một dự án đang mở, nhấp chọn nút ActivePresenter và chọn Nhập từ PowerPoint (2):
Sau đó, hãy chọn một bài giảng từ máy tính của bạn. Bài giảng sẽ được nhập vào phần mềm trong vòng vài giây.
Thiết Kế Các Hoạt Động Trên Màn Hình Máy Tính
Trong ví dụ này, chúng ta sẽ cùng nhau tạo một trò chơi kéo thả. Trò chơi này giúp người chơi khởi động bằng cách kéo các hình ảnh vào các vị trí chính xác:
Người học sẽ sử dụng kiến thức thực tế của mình để chơi trò chơi này. Nhiệm vụ của họ là kéo bốn hình ảnh và thả chúng vào các giai đoạn tương ứng. Nếu các hình ảnh được thả vào những vị trí không chính xác, người học cần chơi lại. Khi tham gia trò chơi, họ sẽ bị cuốn hút vào chủ đề của khóa học. Với hoạt động này, chưa có bất kỳ thông tin hay lượng kiến thức mới nào được đưa ra.
Thiết Kế Các Hoạt Động Lĩnh Hội Kiến Thức
Sau khi người học kéo các hình ảnh và thả vào các vị trí chính xác, khóa học sẽ tự động chuyển hướng người học sang một slide mới:
Trong slide này, khi người học nhấp chuột vào một hình ảnh đại diện cho một giai đoạn cụ thể, họ sẽ được cung cấp thông tin về giai đoạn đó. Ví dụ, khi nhấp chuột vào hình ảnh số 3, thông tin sau sẽ hiện ra:
Người học sẽ đọc thông tin được cung cấp trong mỗi giai đoạn. Thông qua việc đọc, người học sẽ lĩnh hội được kiến thức mới.
Xuất Bài Giảng Ra Định Dạng HTML5
Để xuất bài giảng ra định dạng HTML5, mở tab Xuất bản > HTML5:
Sau khi thiết lập các tùy chọn trong tab Thông tin chung và tab Báo cáo, nhấp chuột vào nút OK để xuất bài giảng. Sau đó bạn có thể nhúng đầu ra này vào một trang web và mời người học tham gia khóa học. Định dạng HTML5 cho phép người học xem và tương tác với nội dung khóa học trên web. Đây là loại đầu ra tối ưu cho bất kỳ bài giảng tương tác nào.
Lời Kết
PowerPoint là công cụ yêu thích của nhiều thầy cô trong việc thiết kế và soạn thảo bài giảng. Tuy nhiên, những bài giảng được soạn thảo bằng PowerPoint còn nhiều hạn chế. Chúng thường có tính tương tác không cao vì người học chỉ thụ động ngồi nghe hoặc đọc. Họ ít có cơ hội để tương tác trực tiếp với nội dung khóa học.
Bài giảng điện tử tương tác có thể khắc phục những hạn chế này. Với bài giảng tương tác, người học có thể tương tác trực tiếp với nội dung khóa học như ở trong ví dụ trên. Loại bài giảng này cũng giúp người học truy cập vào bài giảng mọi lúc, mọi nơi, trên bất kỳ thiết bị điện tử nào. Bên cạnh đó, việc sử dụng các bài giảng cũ được tạo trên PowerPoint giúp giảm tải chi phí trong việc xây dựng các bài giảng mới.
Nếu thầy cô đang có nhiều bài giảng cũ được tạo trên PowerPoint và muốn tận dụng chúng để chuyển đổi sang các bài giảng điện tử, thầy cô có thể tải phiên bản mới nhất của ActivePresenter và làm theo các bước đã hướng dẫn ở trên.
Phiên bản ActivePresenter dùng thử cho phép người dùng dùng thử mà không có giới hạn về thời gian. Phiên bản này có đầy đủ các tính năng như phiên bản Pro. Điểm khác biệt duy nhất giữa hai phiên bản này là dấu bản quyền (watermark) sẽ được thêm vào đầu ra.
Xem thêm: