🔔Black Friday 2024 – ActivePresenter sale từ 45% mọi phiên bản. Đừng bỏ lỡ!
Mua ngay

5 Phương Pháp Rèn Luyện Tư Duy Cho Trẻ

by | Jul 18, 2023

Last Updated On: June 15, 2023

Rèn luyện tư duy, hay luyện trí não, luôn là ưu tiên hàng đầu trong quá trình giáo dục trẻ nhỏ. Bạn đang tìm kiếm cách giúp trẻ phát triển toàn diện? Vậy thì đừng bỏ qua 5 phương pháp rèn luyện tư duy cho trẻ được đề cập trong bài viết này.

5 phương pháp rèn luyện tư duy cho trẻ

Nhiều bậc cha mẹ có thể chưa hiểu đầy đủ về khái niệm và vai trò của việc rèn luyện cũng như nâng cao tư duy cho trẻ. Nói một cách dễ hiểu, đó là quá trình rèn luyện trí tuệ đòi hỏi sự hiểu, tiếp thu và nhận thức mọi vật để củng cố “đường mòn dấu vết”. Tác dụng rõ ràng nhất của việc luyện tập trí não là tăng khả năng tập trung, củng cố trí nhớ, cải thiện sự linh hoạt của trí tuệ.

Tại sao việc rèn luyện trí não cho trẻ em lại quan trọng? Câu trả lời đơn giản cho điều này là mọi đứa trẻ đều cần được khỏe mạnh về mặt tinh thần. Nếu cha mẹ chăm sóc con cái cả về thể chất và tinh thần, những đứa trẻ sẽ được phát triển toàn diện. Chú ý rèn luyện trí não cho trẻ ngay từ nhỏ cũng đảm bảo trẻ có cách suy nghĩ và nhận thức đúng đắn về thế giới xung quanh.

Vì vậy, đừng thờ ơ bỏ qua sự cần thiết của việc rèn luyện tư duy cho con em mình. Hãy bỏ túi 5 phương pháp sau đây trong việc nuôi dạy con cái để giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của con bạn.

Phương pháp 1: Hình Thành Thói Quen Hoạt Động Thể Chất Kết Hợp Rèn Luyện Tư Duy

Liệu tập thể dục có liên quan gì đến sự phát triển của não bộ không? Chắc chắn chúng ta đều có thắc mắc như vậy. Một bài báo được xuất bản bởi Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (NCBI) đã trả lời có cho câu hỏi này. Hoạt động thể chất ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe não bộ của con người ở mọi lứa tuổi. Ví dụ, chúng đã được đưa vào Hướng dẫn Hoạt động Thể chất cho Người Mỹ, do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) năm 2018.

Hình Thành Thói Quen Hoạt Động Thể Chất Kết Hợp Rèn Luyện Tư Duy

Tất cả chúng ta đều đã biết những lợi ích chung của hoạt động thể chất. Có thể kể đến như tránh béo phì, tăng cường hệ cơ xương hay nâng cao hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần của trẻ. Với sự luyện tập thường xuyên, não sẽ trao đổi chất nhiều hơn. Đồng thời, oxy cũng được cung cấp cho não nhiều hơn. Điều này giúp trẻ tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung. Hơn thế còn giúp giảm lo lắng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Vì vậy, điều bạn cần làm ở đây là hình thành thói quen vận động cho trẻ. Khi nói đến việc rèn luyện trí não, đây là bước đầu tiên trong quá trình này. Hãy thử khuyến khích chúng chơi thể thao, chạy bộ hoặc đi xe đạp. Bạn cũng có thể tạo một số bài tập phối hợp đơn giản. Ví dụ như di chuyển ngón chân, sử dụng tay không thuận hoặc thao tác theo phương pháp ngược lại. Những thủ thuật nhỏ này có thể giúp kích thích trí tuệ của trẻ vận động toàn diện hơn.

Phương Pháp 2: Khuyến Khích Cách Học Chủ Động Và Cá Nhân Hóa 

Đây là một phương pháp rèn luyện tư duy cần thiết khác bạn nên lưu lại. Thay vì cố ép trẻ học và nhồi nhét kiến thức, hãy khơi dậy trí tò mò của trẻ!

Có rất nhiều cách để làm cho quá trình học tập trở nên hấp dẫn hơn. Bạn có thể đưa chúng đi tham quan công viên, sở thú, viện bảo tàng hoặc thư viện. Thực hành luôn tốt hơn lý thuyết. Bạn cũng có thể tạo các cuộc thảo luận về bất kỳ chủ đề nào. Điều này nhằm khuyến khích trẻ suy nghĩ, đặt câu hỏi và tự giải thích bằng quan điểm của chúng. Và nếu những đứa trẻ muốn thử sở thích mới như chơi nhạc cụ, hãy để chúng làm điều đó. Miễn là con bạn cảm thấy hào hứng, thích thú và sẵn sàng học hỏi. Như vậy, mục đích của quá trình rèn luyện trí não đã đạt được.

Khuyến Khích Cách Học Chủ Động Và Cá Nhân Hóa

Bên cạnh đó, hãy để trẻ học kiến thức theo cách riêng của chúng. Một số trẻ có thể sử dụng sơ đồ tư duy để xâu chuỗi các ý tưởng nhằm hiểu sâu hơn. Trong khi, một số khác có thể sử dụng hình ảnh hoặc flashcard để dễ dàng ghi nhớ và hình dung mọi thứ. Một số ít lại thích đặt ví dụ trong ngữ cảnh cụ thể để ghi nhớ thông tin lâu hơn. Phương pháp học cá nhân hóa này sẽ giúp con bạn năng động, sáng tạo và chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt.

Phương Pháp 3: Lồng Ghép Các Trò Chơi Rèn Luyện Tư Duy

Chúng ta đều biết, quá nhiều thông tin có thể khiến trẻ cảm thấy chán nản vào một lúc nào đó. Vì vậy, đã đến lúc dành thời gian cho một số hoạt động giải trí.

Đừng cho rằng chơi game sẽ làm hư con trẻ. Ngược lại, chơi một cách có mức độ và có kiểm soát sẽ có tác dụng tốt đối với chúng. Khi chơi game, trẻ cần tập trung cao độ. Hơn thế, chúng cần kết hợp nhịp nhàng giữa tay/chân và tai, mắt để kịp thời phản xạ. Điều này chắc chắn giúp tăng hiệu quả cho quá trình rèn luyện nhận thức cho trẻ khi não bộ phải hoạt động hết công suất.

Lồng Ghép Các Trò Chơi Rèn Luyện Tư Duy

Sudoku Game thiết kế bởi ActivePresenter

Trong quá trình giáo dục con, hãy thử lồng ghép một số câu đố vui. Nếu bạn sợ con mình bị cuốn vào các trò chơi điện tử trực tuyến, sao bạn không tự thiết kế trò chơi cho chúng? Nó có thể ở dạng trò chơi tương tác như Trò chơi trí nhớTrò chơi tìm điểm khác biệtTrò chơi tìm cặp hình giống nhau hoặc Trò chơi mê cung. Đây thực sự là những lựa chọn tốt khi các bậc phụ huynh và giáo viên tìm kiếm các trò chơi eLearning giải trí mà vẫn hữu ích để rèn luyện trí não cho con em mình.

Giờ đây, bạn có thể thoải mái và dễ dàng tạo các bài kiểm tra, câu đố hoặc trò chơi cho con mình nhờ các nền tảng và ứng dụng tiện ích như ActivePresenterKahoot hoặc Quizizz. Đừng quên thưởng cho con bạn nếu chúng chiến thắng trò chơi! Đó sẽ là động lực rất lớn cho chúng.

Phương Pháp 4: Chia Nhỏ Và Biến Kiến Thức Thành Âm Thanh, Hình Ảnh

Thay vì nhồi nhét kiến thức vào đầu những đứa trẻ, hãy thử điều gì đó dễ “nuốt” hơn.

Bạn có thể chia thông tin thành nhiều phần nhỏ như cách học Microlearning, phân loại chúng thành các chủ đề khác nhau để lượng kiến thức được hệ thống hóa và dễ tiếp thu hơn. Điều này cũng giúp phát triển tư duy logic và trí tuệ của trẻ.

Chia Nhỏ Và Biến Kiến Thức Thành Âm Thanh, Hình Ảnh

Bên cạnh đó, lồng ghép âm thanh hoặc hình ảnh là một cách sáng tạo khác. Nó sẽ biến những kiến thức khô khan trở nên hấp dẫn hơn. Bộ não của chúng ta có xu hướng dễ tiếp nhận những thứ có âm thanh và hình ảnh. Đó là lý do tại sao nhiều người chọn học ngôn ngữ qua bài hát, phim ảnh. Còn nhiều người lại vận dụng môn Toán vào những ví dụ thực tế để ghi nhớ tốt hơn. Phương pháp rèn luyện tư duy này đòi hỏi các bé sử dụng tối đa các giác quan của mình.

Phương Pháp 5: Trở Thành Người Bạn, Người Đồng Hành, Và Người Hướng Dẫn

Cuối cùng, hãy cố gắng trở thành một người bạn, một người đồng hành và một người hướng dẫn. Để giúp trẻ rèn luyện tư duy toàn diện, cha mẹ đóng vai trò quan trọng nhất. Cha mẹ ở bên cạnh trẻ từ lúc nhỏ, theo dõi chúng lớn lên cho đến khi tự xây dựng cuộc sống. Sự phát triển của một đứa trẻ phụ thuộc đáng kể vào cách cha mẹ nuôi dạy chúng. Do đó, bạn cũng là một phần của quá trình đào tạo nhận thức này.

Và, mẹo dành cho bạn là hãy giao tiếp, cảm thông và hỗ trợ nhiều nhất có thể. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ dễ dãi với bọn trẻ. Hãy nghiêm khắc khi chúng làm sai, động viên khi chúng vấp ngã và hạnh phúc khi chúng thành công. Đó là cách chúng ta làm cha mẹ.

Trở Thành Người Bạn, Người Đồng Hành, Và Người Hướng Dẫn

Nhưng bạn vẫn có thể là một người bạn. Hãy chia sẻ với những đứa trẻ cảm xúc, câu chuyện, kinh nghiệm sống của bạn. Đồng thời, hãy lắng nghe chúng. Bằng cách này, con bạn cũng sẽ có thể nâng cao trí tuệ cảm xúc của chúng. Bạn có thể trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của con. Bạn sẽ cùng con trải qua mọi thăng trầm trong cuộc đời. Và, bạn vẫn luôn bên chúng dù có chuyện gì xảy ra. Bạn cũng có thể là người hướng dẫn, chỉ cho chúng thấy đa dạng các khía cạnh của cuộc sống. Nói cách khác, bạn là nhân tố quan trọng nhất để giúp quá trình rèn luyện trí não của con bạn đạt hiệu quả tối đa.

Lời Kết

Không thể phủ nhận rằng rèn luyện tư duy ảnh hưởng đến sự trưởng thành của những đứa trẻ. Đó là một quá trình lâu dài cần có chiến lược và sự hỗ trợ của cha mẹ. Nếu chưa chú ý đến việc rèn luyện trí não cho con mình, đã đến lúc bạn nên để tâm. Hy vọng 5 phương pháp trên đây có thể giúp ích cho bạn hơn trong việc nuôi dạy con của mình.

Bạn muốn biết thêm những lời khuyên và thông tin hữu ích trong việc giáo dục con trẻ? Hãy theo dõi trang Bài viết của chúng tôi để nhận được nhiều thông tin giá trị.

Chúc các bạn một ngày tốt lành!

Xem thêm: