(Last Updated On: October 20, 2022)

Có ý kiến cho rằng: Người có trí tuệ cảm xúc càng cao thì càng thành công trong cuộc sống. Chắc hẳn, đây không phải là lần đầu bạn nghe về nhận định này. Tuy nhiên, độ chính xác của nhận định trên nên để mỗi cá nhân tự trải nghiệm và kiểm định. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về trí tuệ cảm xúc nhưng dưới một góc nhìn khác. Đó là, phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh qua eLearning. 

Phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh qua eLearning

Hình ảnh từ Freepik

Bài viết gồm các nội dung chính như sau:

Định Nghĩa & Vai Trò Của Trí Tuệ Cảm Xúc

Trí tuệ cảm xúc, trong tiếng Anh là Emotional Intelligence (EI) hay Emotional Quotient (EQ). Định nghĩa về EQ được đề cập trong rất nhiều tài liệu hay trang thông tin khác nhau. Theo Psychology Today, nhắc tới trí tuệ cảm xúc là nhắc tới khả năng nhận diện và quản lý cảm xúc của cá nhân và của những người khác. Cụ thể, trí tuệ cảm xúc bao gồm các khả năng:

  • Nhận diện và gọi tên cảm xúc.
  • Kiểm soát và sử dụng cảm xúc để điều chỉnh suy nghĩ cá nhân.
  • Quản lý cảm xúc cá nhân và hồi đáp lại cảm xúc của người khác.
Biểu lộ cảm xúc
Hình ảnh từ Freepik

Có thể thấy rằng, việc biểu đạt, kiểm soát, thấu hiểu và phản hồi cảm xúc thực sự quan trọng. Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu chúng ta không thể cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn, tình yêu thương hay sự cô đơn. Hiểu về EQ sẽ giúp cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa và sống hạnh phúc hơn. Như Robin Sharma từng nói: “Don’t live the same year 75 times and call it a life”. (Tạm dịch: Đừng sống 75 năm giống hệt nhau và gọi đó là cuộc đời).

Như vậy, việc giáo dục về trí tuệ cảm xúc cho con người nói chung và đặc biệt là thế hệ trẻ nói riêng là một nhiệm vụ cấp thiết. Tuy nhiên, chúng ta hiện đang đối mặt với một thử thách lớn. Trong thời điểm bùng phát dịch Covid-19, học tập trực tuyến (eLearning) được xem là giải pháp hữu hiệu nhất để duy trì nền giáo dục. Đây là hình thức học tập thông qua các nền tảng ứng dụng trực tuyến. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thiếu đi sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh. Vậy có những cách nào để phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh thông qua eLearning? Phần tiếp theo của bài viết sẽ giải đáp băn khoăn của bạn. 

Phát Triển Trí Tuệ Cảm Xúc Cho Học Sinh Qua eLearning

Bạn nghĩ sao về quan điểm “Giáo dục là nhằm mục đích cung cấp kiến thức cho học sinh”. Điều đó đúng nhưng chưa thực sự đầy đủ. Mô hình “Trường học hạnh phúc” lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO lần đầu được triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018. Mô hình này đã được sự hưởng ứng rộng rãi của nhiều trường học trong cả nước. Sẽ rất khó để hiện thực hóa mô hình này nếu quá trình giáo dục chỉ đơn thuần bồi đắp kiến thức cho thế hệ trẻ. 

Vậy chúng ta cần làm gì để phát triển EQ cho học sinh trong bối cảnh hiện nay? Người giáo viên nên tạo ra những thay đổi tích cực. Điều đó được thẻ hiện trong nội dung, phương pháp, phản hồi và cả những đánh giá. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu việc phát triển EQ cho học sinh thông qua nội dung bài giảng eLearning.

Các thành tố phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh qua e-Learning

#1. Nội Dung

Nội dung là một trong những thành tố quan trọng để đánh giá chất lượng của bài học eLearning. Trong thời đại số, nội dung bài học chủ yếu được truyền tải qua các slide bài giảng. Chính vì thế, nó cần ngắn gọn, rõ ràng và cụ thể. Sự kết hợp giữa các đối tượng thông tin và đối tượng minh họa như hình ảnh, video, âm thanh,… là một ý tưởng hay.

Ngoài ra, bạn có thể tận dụng bài giảng PowerPoint có sẵn chuyển đổi thành các bài giảng tương tác. Điều này có thể dễ dàng thực hiện với một công cụ soạn bài giảng eLearning, như ActivePresenter.  Cụ thể, tính năng Nhập từ PowerPoint giúp bạn đưa các slide thông tin thông thường vào ActivePresenter. Sau đó, bạn có thể thêm nhiều loại tương tác thú vị cho các slide bài giảng thêm trực quan và sinh động hơn. Nhờ đó, những slide thông tin thông thường đã trở thành những slide trò chơi tương tác hay slide bài giảng tương tác. Điều này giúp duy trì sự tập trung và hứng thú của học sinh xuyên suốt buổi học. 

Phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh qua nội dung
Hình ảnh từ Pixabay

Hãy thử tưởng tượng bạn đang bắt đầu một giờ học Ngữ văn trực tuyến. Bài học hôm nay là đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng. Liệu chúng ta có nên dẫn dắt vào nội dung bài học bằng cách yêu cầu học sinh ghi nhớ các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng?

Thực tế, hứng thú của học sinh sẽ bị giảm đi bởi các em không thấy được ý nghĩa thực tế của tác phẩm. Giáo viên hãy tác động vào cảm xúc của học trò với lời dẫn nội dung về tình mẫu tử thiêng liêng. Sau đó, hãy lồng ghép các nội dung tương tác trong bài giảng. Ví dụ, kéo-thả các biện pháp nghệ thuật với đoạn văn tương ứng, chọn một biện pháp nghệ thuật đại diện cho một đoạn văn từ dạng câu hỏi nhiều lựa chọn… Khi được tương tác trực tiếp, học sinh sẽ hiểu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn thay vì chỉ ngồi đọc các slide. Quả thực, sử dụng các nội dung bài giảng tương tác là một cách hiệu quả để giúp phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh.  

#2. Phương Pháp

Khi đã có nội dung chất lượng, hãy nghĩ đến các phương pháp sử dụng trong bài giảng. Để phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh, đổi mới phương pháp dạy học là chưa đủ. Chúng ta cần kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học. Nói cách khác, điều này đòi hỏi năng lực giảng dạy của giáo viên.

Phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh qua các phương pháp
Hình ảnh từ Freepik

Khi xây dựng giáo án và nội dung bài giảng, giáo viên nên chia nhỏ khối lượng kiến thức với các mục tiêu cụ thể của bài. Ví dụ, ở hoạt động khởi động, giáo viên có thể tổ chức một trò chơi cho cả lớp. Hay hướng dẫn học sinh nhắm mắt tĩnh tâm thiền trên nền nhạc baroque. Hoặc, chỉ đơn giản gửi lời chào đến và hỏi các em về tâm trạng, cảm xúc hiện tại. Bằng cách này, học sinh có thể nhận ra cảm xúc của chính mình. Ở các phần tiếp theo, giáo viên sẽ giới thiệu bài học, giải thích cụ thể các định nghĩa kèm theo những ví dụ minh họa, phân chia các nhiệm vụ học tập rõ ràng…

Hơn thế, giáo viên có thể phát triển trí tuệ cảm xúc của học sinh thông qua làm việc nhóm. Điều này hoàn toàn có thể được thực hiện trực tuyến. Hiện nay, các nền tảng dạy học trực tuyến như Zoom đã hỗ trợ tính năng này. Giáo viên (the host) có thể chia học sinh thành các nhóm nhỏ một cách tự động hoặc thủ công. Thông qua thảo luận nhóm, học sinh có thể cải thiện EQ hiệu quả. Các em có thể chia sẻ các quan điểm cá nhân hay các ý tưởng ý tưởng. Đồng thời, kết nối và phối hợp với các thành viên trong nhóm, học cách lắng nghe, phản hồi hay xử lý các xung đột…  

#3. Phản Hồi & Đánh Giá 

Dạy học là một nghệ thuật”. Bên cạnh nội dung và phương pháp, nghệ thuật dạy học còn được thể hiện thông qua các phản hồi và đánh giá. Hiện nay, học sinh là trung tâm của quá trình dạy học. Vì thế, mỗi phản hồi hay đánh giá của giáo viên đều phải hướng đến phát triển học sinh. Trong dạy học truyền thống, giáo viên có thể phản hồi học trò thông qua những ánh mắt, nụ cười hay cái gật đầu. Do những rào cản công nghệ mà dạy học trực tuyến thiếu đi phần nào những phản hồi đó.

Để lấp đầy khoảng trống, phản hồi của giáo viên có thể được thay thế bằng những hình ảnh vui nhộn hoặc những gương mặt biểu lộ cảm xúc: hạnh phúc, ngạc nhiên, bất ngờ… Bạn có thể áp dụng những phản hồi này trong các câu đố hay trò chơi eLearning. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các dạng câu hỏi Đánh giá (Thăm dò ý kiến) hay Bài luận của ActivePresenter để thu về những phản hồi của học sinh ở cuối bài học. Học sinh sẽ chọn một đáp án tương ứng với cảm xúc của họ hoặc viết ra những phần các em yêu thích nhất trong bài học. Cách này giúp học sinh nhận diện được những cảm xúc của họ thông qua các trải nghiệm eLearning.

Phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh qua phản hồi tích cực
Một phản hồi trò chơi eLearning được tạo bởi ActivePresenter

Cùng với phản hồi, giáo viên có thể phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh thông qua các đánh giá. Hãy lưu ý rằng đánh giá học sinh là đánh giá quá trình thay vì đánh giá kết quả. Với nội dung eLearning được tải lên các hệ thống quản lý học tập, bạn có thể sử dụng các huy hiệu làm phần thưởng cho học sinh. Bằng cách này các em sẽ cảm thấy phấn khích và vui vẻ hơn.

Phần Kết 

Nhìn chung, chúng ta có nhiều cách thức để giúp học sinh phát triển trí tuệ cảm xúc qua eLearning. Tất cả điều đó đều được hiện thực hóa trong phần mềm thiết kế bài giảng điện tử chuyên nghiệp: ActivePresenter. Đây là phần mềm được tạo ra bởi các kỹ sư công nghệ người Việt. Nó cho phép bạn thiết kế các bài giảng tương tác, đa phương tiện sử dụng trên mọi màn hình thiết bị khác nhau. Với ActivePresenter, mọi nội dung bài giảng eLearning được tạo ra thật dễ dàng. Bạn có thể xuất bản bài giảng ra các định dạng SCORM hay xAPI và tải lên các hệ thống quản lý học tập (LMS). Sau đó, bạn có thể theo dõi tiến trình và kết quả học tập của học sinh như mong muốn. 

Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những gợi ý giúp phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh qua eLearning. Chúc các bạn có một ngày học tập và làm việc hiệu quả!

Xem thêm: