(Last Updated On: October 20, 2022)

Từ việc dạy, học đến việc kiểm tra trực tuyến là một sự bứt phá trong giáo dục hiện đại. Tuy nhiên nhiều người vẫn phân vân có nên chọn hình thức thi này hay không. Nếu còn băn khoăn, hãy đọc bài viết này để tìm hiểu thế mạnh và hạn chế của đề thi online. 

Đề thi Online: Thế mạnh & Hạn chế

Có quan điểm là thi trực tuyến thật tuyệt vời, nhưng cũng có ý kiến rằng nó thật tệ. Thật khó để quyết định tính đúng sai vì đây là trải nghiệm của mỗi người. Về bản chất, đề thi online giúp tiết kiệm chi phí và mang đến nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên nó cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh. Cụ thể là, chất lượng của máy móc kỹ thuật, sự ổn định của Internet v..v… Hiểu được điều này, chúng ta có thể tận dụng được thế mạnh của nó và khắc phục được những điểm hạn chế. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về thế mạnh và hạn chế của đề thi online trong bài viết này.

Thế Mạnh Của Đề Thi Online

Nhờ có những ưu điểm này mà đề thi online ngày càng được áp dụng rộng rãi trong giáo dục.

1. Tính Tiện Lợi

Điểm mạnh đầu tiên của đề thi online là sự tiện lợi. Chỉ cần có Internet và thiết bị để truy cập thì ở bất cứ đâu bạn đều làm bài thi được. Ví dụ, bạn vừa đi làm toàn thời gian vừa theo học bán thời gian ở đâu đó. Đến đúng ngày thi thì bạn phải đi công tác hoặc đi du lịch với công ty. Lúc này, bạn có thể thương lượng với giáo viên về việc thi online.

Với vài thao tác đơn giản, giáo viên có thể sắp xếp lịch làm bài kiểm tra, gửi thông báo và cho bạn vào thi. Sau đó, bạn có thể truy cập và làm bài thi bất cứ lúc nào trong thời gian giáo viên quy định. Vậy nên, bạn không bị lỡ mất bất kỳ nhiệm vụ nào. Thật tiện lợi phải không?

2. Tính Kinh Tế

Tính kinh tế khi thực hiện đề thi online bao gồm việc tiết kiệm thời gian và chi phí. Cả giáo viên và người học đều không mất thời gian di chuyển đến địa điểm thi. Hai bên chỉ cần thống nhất thời gian, địa điểm thuận tiện như ở nhà, quán cà phê, bật máy tính lên và làm bài. Với giáo viên, họ còn tiết kiệm được thời gian ra đề, trộn đề, chấm điểm và gửi báo cáo kết quả cho học sinh.

Thế mạnh của đề thi online: Tính kinh tế

Tiết kiệm thời gian ở mỗi công đoạn trên sẽ giảm được chi phí tổ chức thi, phí nhân công và một số phụ phí khác. Và hãy tưởng tượng xem, những bài kiểm tra giấy sẽ để lại bao nhiêu rác thải cho môi trường? Chi phí xử lý rác thải giấy này chắc chắn không nhỏ. Bài kiểm tra online sẽ tiết kiệm được chi phí này.

3. Tính Chính Xác

Một điểm mạnh nữa của đề thi online là tính chính xác. Đó là nhờ có sự trợ giúp của các phần mềm tạo bài kiểm tra. Do đó, tính chính xác của đề thi được đảm bảo hơn. So với việc kiểm tra trên giấy, người ra đề mất ít thời gian hơn để kiểm tra lại tính chính xác của đề thi. Việc này giúp họ phát hiện lỗi (nếu có) trong đề thi, hoặc lỗi do ngoại cảnh trước khi thi chính thức.

Ngoài ra, các đáp án, nhất là các đáp án của câu hỏi trắc nghiệm, đã được lập trình từ trước. Ngay sau khi làm bài xong, học sinh có thể kiểm tra được đáp án. Việc này tránh được những sơ suất không may xảy ra trong lúc chấm bài do sức khỏe, và tinh thần của người chấm thi. Hơn nữa, bài kiểm tra trực tuyến giúp tránh được sự gian lận. Học sinh không thể nộp bài muộn, đánh tráo bài làm, kết quả thi. 

4. Tính An Toàn

Khi sử dụng phần mềm tạo đề thi online để phục vụ cho kỳ thi, các bạn sẽ không cần phải lo lắng đến câu chuyện gian lận. Việc mua điểm hay bất kỳ hình thức “trao đổi” nào thật khó diễn ra ở đây. Trong lúc thi, ngoài giáo viên coi thi và học sinh thì không có sự can thiệp của người nào khác.

Điểm thi đều được thiết lập sẵn và chấm tự động một cách chính xác. Vì thế, không có cách nào để thay đổi điểm sau khi kết thúc bài làm. Bên cạnh đó, phần mềm tạo bài thi còn kiểm soát được nhiều yếu tố khi làm bài. Đó là thời gian thi, số lần trả lời một câu hỏi, đảo thứ tự câu hỏi. Việc này góp phần chống gian lận thi cử. 

5. Tính Phong Phú 

Các phần mềm tạo đề thi online, ví dụ như ActivePresenter, cho phép bạn tạo được nhiều câu hỏi trong một bài thi. Phần mềm này cho phép tạo 13 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận thường dùng. Tùy vào đặc điểm của từng loại câu hỏi, giáo viên có thể đưa chúng vào bài thi phù hợp. Ngoài các dạng câu hỏi phong phú, phần mềm còn cho phép người dùng thêm các đối tượng tương tác như nút, phản hồi, ô đánh dấu.

Một điểm cộng nữa là giáo viên có thể thêm hình ảnh và âm thanh vào bài thi – những đối tượng mà bài thi giấy không thể thêm vào được. Đây là những yếu tố cần thiết cho những bài thi kỹ năng Nghe và Nói. 

Hạn Chế Của Đề Thi Online

Như đã trình bày ở trên, đề thi online có khá nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, mọi vấn đề đều có tính hai mặt, đề thi online cũng vậy.  Hãy cùng đọc tiếp phần tiếp theo để biết thêm về nhược điểm của nó. 

1. Yêu Cầu Về Thiết Bị

Để làm bài thi online, chúng ta chắc chắn cần có thiết bị. Đó có thể là điện thoại thông minh, máy tính bảng, nhưng tối ưu nhất là sử dụng máy tính hoặc laptop. Một thiết bị đời cũ, xử lý chậm có lẽ không phù hợp để làm bài thi trực tuyến. Lý do là nó liên quan đến việc quản lý thời gian làm bài thi. Mọi thao tác làm bài, chọn đáp án, chuyển câu hỏi cần phải nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu không may, một số vấn đề có thể xảy ra. Có thể là thiết bị không xử lý kịp, thao tác di chuột bị chậm, hoặc máy bị treo. Nếu vậy, học sinh sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành bài thi của mình. Hơn nữa, vừa làm bài thi vừa lo lắng về các vấn đề của thiết bị, học sinh rất dễ bị phân tâm. Từ đó, việc làm bài và đánh giá học sinh cũng không được chính xác. 

2. Phụ Thuộc Vào Internet

Đề thi online thường được đăng tải trên Hệ thống quản lý học tập LMS và chia sẻ cho học sinh. Vậy nên Internet là con đường duy nhất để quá trình trên được tiến hành bình thường. Nó cũng chính là một điểm hạn chế của việc thi trực tuyến. Nếu đường truyền Internet không ổn định, yếu, hoặc mất kết nối thì việc chuyển tải đề thi sẽ gặp khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến việc làm bài thi của học sinh.

Nguồn ảnh: Freepik

Ngoài ra, đối với các trường học ở vùng núi xa xôi, việc tiếp cận với Internet cũng khó khăn hơn. Do đó thi online chưa thực sự phù hợp với giáo dục ở đây.

3. Gây Áp Lực Cho Giáo Viên

Khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều trường học trên thế giới phải tìm đến hình thức học và thi online. Đây là một tình huống khó mà lường trước được. Các giáo viên và học sinh đều phải làm quen với hình thức học mới. Họ phải thay đổi giáo án, cách giảng dạy cho phù hợp. Việc truyền đạt kiến thức trực tuyến chưa biết hiệu quả đến đâu thì lại lo thay đổi hình thức thi.

Làm thế nào để thi online thuận lợi và đánh giá được học sinh một cách công bằng? Cần chuẩn bị gì để không gặp vấn đề về kỹ thuật? Chưa kể đến không phải giáo viên nào cũng là người biết sử dụng thiết bị công nghệ, máy móc. Trong thời gian ngắn phải thay đổi và học mới nhiều thứ có thể gây áp lực cho nhiều giáo viên.

Lời Kết

Chúng ta vừa tìm hiểu về thế mạnh và hạn của đề online. Mong rằng bài viết này giúp các bạn hiểu thêm về đề thi online để áp dụng vào đúng đối tượng và thời điểm. Còn nếu bạn đang muốn tạo đề thi trực tuyến, hãy để ActivePresenter giúp bạn. Như trình bày ở trên, phần mềm này cho phép tạo 13 loại câu hỏi thường dùng trong bài thi. Nó còn cho phép bạn thêm các đối tượng tương tác, hình ảnh và âm thanh một cách dễ dàng. Để hiểu thêm về phần mềm, hãy Tải về phần mềm, làm theo hướng dẫn và cập nhật thêm tin tức từ chúng tôi. Chúc bạn tạo được những đề thi online hiệu quả. 

Xem thêm

Giáo Dục Từ Xa – Cơ Hội Và Thách Thức

Tạo Đề Thi Trắc Nghiệm Online: 7 Điều Cần Chú Ý

Phát Triển Trí Tuệ Cảm Xúc Cho Học Sinh Qua eLearning